Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?

Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào theo quy định pháp luật?

Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
3. Kinh nghiệm thực tiễn;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Như vậy, tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên căn cứ là kinh nghiệm thực tiễn.

Bên cạnh đó, theo Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định các loại tiêu chuẩn như sau:

- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?

Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn?

Theo Điều 10 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có quy định như sau:

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn theo Điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 như sau:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế;

+ Cơ quan nhà nước;

+ Đơn vị sự nghiệp;

+ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.

+ Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.

+ Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?

Theo Điều 19 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 có quy định việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia như sau:

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 17 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch dự án là gì? Các kế hoạch của dự án thường bao gồm những gì?
Pháp luật
Dự án bao gồm các hoạt động gì? Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ ra sao?
Pháp luật
TCVN 13729:2023 về Đánh giá thiết bị điện và điện tử liên quan đến giới hạn phơi nhiễm lên người trong trường điện từ (0 Hz đến 300 GHz) thế nào?
Pháp luật
Quản trị dự án là gì? Quản trị dự án bao gồm những vấn đề nào? Các thành phần của quản trị dự án?
Pháp luật
Khăn giấy ướt có yêu cầu về sai lệch kích thước và ngoại quan như thế nào để đúng với Tiêu chuẩn quốc gia?
Pháp luật
Quy định đối với người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực cần đáp ứng các điều kiện nào? Đối với nồi hơi và bình chịu áp lực không rõ xuất xứ thì người bán xử lý ra sao?
Pháp luật
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Cáp dự ứng lực bọc epoxy từng sợi đơn có quy định về tính chất cơ lý phải tuân thủ những gì và tần suất lấy mẫu thí nghiệm cáp dự ứng lực được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
34 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam Quy chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào