Tiêu chuẩn Chủ tịch xã sau sáp nhập như thế nào? Chủ tịch xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Tiêu chuẩn Chủ tịch xã sau sáp nhập xã như thế nào?
Chủ tịch xã hay Chủ tịch UBND xã là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
...
Theo đó, cán bộ cấp xã bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì Chủ tịch xã (Chủ tịch UBND xã) phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
(1) Độ tuổi:
Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
(2) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
(3) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên.
Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó;
(4) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
(5) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Lưu ý:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Căn cứ tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ cấp xã cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn Chủ tịch xã sau sáp nhập như thế nào? Chủ tịch xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ tịch xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Như vậy, Chủ tịch xã được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 0,25 lần so với mức lương cơ sở.
Nhiệm vụ của Chủ tịch xã sau sáp nhập thế nào?
Nhiệm vụ của Chủ tịch xã sau sáp nhập được quy định tại Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
+ Phòng, chống quan liêu, tham nhũng;
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
+ Thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bỏ công chức loại A, B, C, D và ngạch công chức theo Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi? Đề xuất vị trí việc làm CBCC?
- Phong cách văn học là gì? Ví dụ về phong cách văn học? Có những hiểu biết về phong cách văn học là yêu cầu của cấp học nào?
- Tinh giản biên chế giáo viên: Giáo viên phải có bằng cấp, chứng chỉ gì? Giáo viên nào chưa tinh giản biên chế?
- Chỉ định điều trị nội trú ban ngày bằng y học cổ truyền phải đáp ứng tiêu chí gì? Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám chữa bệnh khi nào?
- Dự đoán ngày 1 4 2025 tốt hay xấu? Giờ đẹp ngày 1 4 2025 tài lộc may mắn? Ngày 1 tháng 4 năm 2025 có tốt không?