Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa sẽ được áp dụng trong trường hợp nào? Việc tổ chức xác định cấp cảng đối với các cảng đã được công bố như thế nào?
Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa sẽ được áp dụng trong trường hợp nào?
Tại Mục 1 và Mục 2 Hướng dẫn 64/2005/HD-BGTVT có nói về tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa sẽ được áp dụng trong trường hợp như sau:
- Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa áp dụng đối với các cảng, bến TNĐ được xây dựng, khai thác theo Luật Giao thông đường thủy nội địa.
- Tiêu chuẩn này sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Xác định và áp cấp đối với các cảng TNĐ (hàng hóa, hành khách) đã được các cơ quan cso thẩm quyền công bố; xác định cấp cảng khi ra quyết định công bố mới;
+ Làm cơ sở cho các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý xác định điều kiện hoạt động của cảng, bến khi lập, thẩm định các dự án: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng, bến TNĐ;
+ Làm căn cứ khi lập các dự án quy hoạch hệ thống cảng, bến TNĐ.
Cảng thủy nội địa (Hình từ Internet)
Việc xác định các tiêu chuẩn cấp cảng thủy nội địa trong trường hợp cụ thể như thế nào?
Theo Mục 3 Hướng dẫn 64/2005/HD-BGTVT về việc triển khai tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Việc xác định các tiêu chuẩn cấp cảng TNĐ trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
a) Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất cập cảng là khả năng tiếp nhận của cầu cảng theo hồ sơ hoàn công hoặc kết quả kiểm định của cơ quan tư vấn ở thời điểm xác định cấp.
b) Năng lực xếp dỡ là lượng hàng hóa, hành khách thông qua lớn nhất của cảng trong một năm ứng với trang thiết bị hiện có của cảng khi xác định cấp; khả năng bốc xếp kiện hàng có khối lượng lớn nhất của cảng được căn cứ vào công suất, tính năng của các trang thiết bị xếp dỡ hiện có của cảng khi xác định cấp. Tấn hàng hoá thông qua khi tính toán là tấn được quy đổi theo phụ lục kèm theo hướng dẫn này.
Như vậy, việc xác định các tiêu chuẩn cấp cảng thủy nội địa trong trường hợp cụ thể như sau:
+ Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất cập cảng là khả năng tiếp nhận của cầu cảng theo hồ sơ hoàn công hoặc kết quả kiểm định của cơ quan tư vấn ở thời điểm xác định cấp.
+ Năng lực xếp dỡ là lượng hàng hóa, hành khách thông qua lớn nhất của cảng trong một năm ứng với trang thiết bị hiện có của cảng khi xác định cấp; khả năng bốc xếp kiện hàng có khối lượng lớn nhất của cảng được căn cứ vào công suất, tính năng của các trang thiết bị xếp dỡ hiện có của cảng khi xác định cấp.
Tấn hàng hoá thông qua khi tính toán là tấn được quy đổi theo phụ lục kèm theo hướng dẫn này.
Việc tổ chức xác định cấp cảng đối với các cảng đã được công bố như thế nào?
Theo Mục 4 Hướng dẫn 64/2005/HD-BGTVT về việc triển khai tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Việc tổ chức xác định cấp cảng đối với các cảng đã được công bố:
a) Trường hợp trong một cảng vừa có khu vực bốc xếp container vừa có khu vực xếp dỡ hàng hóa thông thường hoặc vừa có bến xếp dỡ hàng hóa vừa có bến đón trả hành khách thì việc xác định cấp cảng được lấy theo tiêu chuẩn cao nhất mà cảng đạt được.
b) Các chủ cảng (chủ đầu tư hoặc chủ khai thác nếu được ủy quyền) căn cứ các Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, tự đánh giá xếp hạng cảng và báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã ra quyết định công bố cảng) về kết quả xếp hạng để xem xét quyết định xếp hạng. Trường hợp các cảng do Bộ Giao thông vận tải công bố, chủ cảng gửi báo cáo tự xếp hạng về cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp trình Bộ xem xét quyết định xếp hạng.
c) Cơ quan thẩm quyền (hoặc cơ quan được ủy quyền) căn cứ báo cáo của chủ cảng tiến hành kiểm tra, đối chiếu Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng (hàng hóa, hành khách) để xếp hạng cảng đồng thời tổng hợp tình hình xếp hạng cảng thuộc phạm vị quản lý báo cáo về Cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp chung đưa vào danh sách xếp hạng các cảng thủy nội địa cả nước trình Bộ Giao thông vận tải thông báo.
Như vậy, việc tổ chức xác định cấp cảng đối với các cảng đã được công bố sẽ phải thực hiện như sau:
- Trường hợp trong một cảng vừa có khu vực bốc xếp container vừa có khu vực xếp dỡ hàng hóa thông thường hoặc vừa có bến xếp dỡ hàng hóa vừa có bến đón trả hành khách thì việc xác định cấp cảng được lấy theo tiêu chuẩn cao nhất mà cảng đạt được.
- Các chủ cảng (chủ đầu tư hoặc chủ khai thác nếu được ủy quyền) căn cứ các Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, tự đánh giá xếp hạng cảng và báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã ra quyết định công bố cảng) về kết quả xếp hạng để xem xét quyết định xếp hạng.
Trường hợp các cảng do Bộ Giao thông vận tải công bố, chủ cảng gửi báo cáo tự xếp hạng về cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp trình Bộ xem xét quyết định xếp hạng.
- Cơ quan thẩm quyền (hoặc cơ quan được ủy quyền) căn cứ báo cáo của chủ cảng tiến hành kiểm tra, đối chiếu Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng (hàng hóa, hành khách) để xếp hạng cảng đồng thời tổng hợp tình hình xếp hạng cảng thuộc phạm vị quản lý báo cáo về Cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp chung đưa vào danh sách xếp hạng các cảng thủy nội địa cả nước trình Bộ Giao thông vận tải thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?