Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03) thuộc Bộ Công an do ai quy định?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03) Bộ Công an do ai quy định?
- Tiêu chuẩn để Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an mang hàng Trung tướng?
- Cục An ninh Chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an có vai trò gì trong chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03) Bộ Công an do ai quy định?
>> Cấp bậc hàm cao nhất của Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ
>>> Xem thêm: Cục trưởng Cục A03 mang cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Tại Điều 24 Luật Công an Nhân dân 2018 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ là người có thẩm quyền quy định về chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn đối với chức danh Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03).
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03) thuộc Bộ Công an do ai quy định? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn để Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an mang hàng Trung tướng?
Căn cứ Điều 25 Luật Công an Nhân dân 2018 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023) có quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng, số lượng không quá 07 bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;
c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:
Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;
....
Như vậy, Tiêu chuẩn để Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an mang hàng Trung tướng gồm:
- Thực hiện nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương;
- Có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng.
Cục An ninh Chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an có vai trò gì trong chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 104/2021/TT-BCA thì Cục An ninh Chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an có vai trò tiếp nhận thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Cụ thể:
- Định kỳ sáu tháng, một năm, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo công tác bảo vệ bí mật nhà nước gửi về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).
- Năm năm một lần, Công an các đơn vị, địa phương tổng kết tình hình, công tác bảo vệ bí mật nhà nước và gửi báo cáo về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).
- Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước hoặc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ, Cục An ninh chính trị nội bộ và gửi về Bộ (qua Cục An ninh chính trị nội bộ).
Lưu ý: Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước về được gửi về Cục An ninh chính trị nội bộ bao gồm các nội dung sau:
(1) Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
(2) Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;
(3) Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;
(4) Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?