Tiêu chí thẩm định tài liệu bao gồm mấy tiêu chí? Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định tài liệu được quy định ra sao?
Tiêu chí thẩm định tài liệu bao gồm mấy tiêu chí?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chí thẩm định tài liệu như sau:
Tiêu chí thẩm định tài liệu
1. Tiêu chí 1. Điều kiện tiên quyết của tài liệu
a) Nội dung và hình thức tài liệu không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
b) Nội dung và hình thức tài liệu không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
2. Tiêu chí 2. Nội dung tài liệu
a) Nội dung tài liệu thể hiện đúng và đầy đủ các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương; các vấn đề về chính trị - xã hội, môi trường của địa phương và các nội dung khác theo nội dung giáo dục địa phương quy định trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi là chương trình giáo dục phổ thông); bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
b) Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
c) Các thành tựu khoa học mới liên quan đến nội dung giáo dục địa phương được cập nhật và phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Tài liệu có tính mở, khuyến khích cách tiếp cận đa dạng bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đối với nội dung giáo dục địa phương.
d) Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
3. Tiêu chí 3. Phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong tài liệu
a) Nội dung tài liệu tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh.
b) Nội dung tài liệu thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
4. Tiêu chí 4. Cấu trúc và hình thức trình bày tài liệu
a) Tài liệu được thiết kế theo các chủ đề phù hợp với nội dung tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và phù hợp với kế hoạch giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, lớp học trong chương trình giáo dục phổ thông.
b) Hình thức trình bày tài liệu cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ; tranh, ảnh, bảng, biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ phù hợp với nội dung bài học và lứa tuổi học sinh.
5. Tiêu chí 5. Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu
Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu là tiếng Việt, bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm, đơn vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Như vậy, tiêu chí thẩm định tài liệu bao gồm các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí 1. Điều kiện tiên quyết của tài liệu
- Tiêu chí 2. Nội dung tài liệu
- Tiêu chí 3. Phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá trong tài liệu
- Tiêu chí 4. Cấu trúc và hình thức trình bày tài liệu
- Tiêu chí 5. Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu
Thẩm định tài liệu (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu?
Theo Điều 4 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định Hội đồng thẩm định tài liệu như sau:
Hội đồng thẩm định tài liệu
1. Hội đồng thẩm định tài liệu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định tài liệu. Hội đồng được thành lập theo cấp học.
2. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên là giáo viên đang giảng dạy tại cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 (chín) người.
Theo đó, Hội đồng thẩm định tài liệu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định tài liệu. Hội đồng được thành lập theo cấp học.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định tài liệu được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định tài liệu như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
2. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký Hội đồng.
3. Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được ghi thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp của Hội đồng.
4. Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến tư vấn chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, nghệ nhân, thợ lành nghề, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.
Như vậy, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định tài liệu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?