Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 làm việc theo nguyên tắc gì? Tiểu ban Truyền thông có chế độ họp và báo cáo như thế nào?
- Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 làm việc theo nguyên tắc gì?
- Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có chế độ họp và báo cáo như thế nào?
- Trưởng Tiểu ban và Phó Trưởng Tiểu ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có trách nhiệm như thế nào?
Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế làm việc và Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TBTT năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Tiểu ban
1. Tiểu ban hoạt động thường xuyên, thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của các Thành viên Tiểu ban và Tổ công tác giúp việc Trưởng Tiểu ban trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của các Thành viên Tiểu ban.
2. Tiểu ban họp, thảo luận dưới sự chủ trì của Trưởng Tiểu ban để quyết định định hướng, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và việc tổ chức triển khai thực hiện; mọi công việc được thảo luận dân chủ, thống nhất và tăng cường phối hợp giữa các Thành viên Tiểu ban, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thành viên Tiểu ban có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này và các nhiệm vụ được phân công; tham gia đầy đủ các hoạt động của Tiểu ban; chịu trách nhiệm trước Trưởng Tiểu ban về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; bảo đảm duy trì kết nối thông tin liên lạc thường xuyên 24/24; kịp thời báo cáo Trưởng Tiểu ban về nội dung công việc được phân công theo định kỳ hoặc khi có tình huống đột xuất.
4. Phạm vi giải quyết công việc của các Thành viên Tiểu ban phải theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được phân công và quy định tại Quy chế này.
Theo đó, Tiểu ban Truyền thông hoạt động thường xuyên, thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của các Thành viên Tiểu ban và Tổ công tác giúp việc Trưởng Tiểu ban trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của các Thành viên Tiểu ban.
Nguyên tắc làm việc của Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được quy định chi tiết trên.
Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Hình từ Internet)
Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có chế độ họp và báo cáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế làm việc và Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TBTT năm 2021 quy định như sau:
Chế độ họp và báo cáo
1. Chế độ họp:
a) Họp toàn thể Tiểu ban;
b) Họp Tiểu ban với các bộ, ngành, địa phương;
Trưởng Tiểu ban quyết định thời gian, thành phần và nội dung họp.
2. Các Thành viên Tiểu ban thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Tiểu ban và gửi Tổ công tác giúp việc Trưởng Tiểu ban để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Theo quy định trên, chế độ họp của Tiểu ban Truyền thông Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 như sau:
- Họp toàn thể Tiểu ban;
- Họp Tiểu ban với các bộ, ngành, địa phương;
Trưởng Tiểu ban Truyền thông quyết định thời gian, thành phần và nội dung họp.
Các Thành viên Tiểu ban thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Tiểu ban và gửi Tổ công tác giúp việc Trưởng Tiểu ban để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Trưởng Tiểu ban và Phó Trưởng Tiểu ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế làm việc và Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TBTT năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm của Trưởng Tiểu ban
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện các hoạt động của Tiểu ban và công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc; phân công nhiệm vụ các Phó Trưởng Tiểu ban, các Thành viên Tiểu ban.
2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Tiểu ban; chỉ đạo chuẩn bị báo cáo, đề xuất của Tiểu ban với Ban Chỉ đạo Quốc gia.
3. Chỉ đạo các Thành viên Tiểu ban, các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được phân công; chỉ đạo việc điều phối, phối hợp giữa các Thành viên Tiểu ban, phối hợp với các Tiểu ban của Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Và tại Điều 4 Quy chế làm việc và Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TBTT năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm của Phó Trưởng Tiểu ban
1. Giúp Trưởng Tiểu ban trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Tiểu ban theo nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Tiểu ban về kết quả thực hiện.
2. Thay mặt Trưởng Tiểu ban giải quyết công việc được Trưởng Tiểu ban phân công.
3. Triệu tập, chủ trì họp hoặc lấy ý kiến các Thành viên Tiểu ban để thống nhất giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được Trưởng Tiểu ban giao.
4. Chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ được Trưởng Tiểu ban phân công bằng bộ máy, nguồn lực của cơ quan, tổ chức mình.
Như vậy, trách nhiệm của Trưởng Tiểu ban và Phó Trưởng Tiểu ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?