Tiết khí là gì? 24 tiết khí trong năm? Cách tính 24 tiết khí? Trường hợp nào được tác động vào thời tiết?
Tiết khí là gì? 24 tiết khí trong năm?
Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°.
Khi xem lịch tiết khí, ta chia mặt phẳng thành 360 độ, những ngày mà mặt trời ở các kinh độ sau: 0⁰, 15⁰, 30⁰, 45⁰, 60⁰, 75⁰, 90⁰, 105⁰, 120⁰, 135⁰, 150⁰, 165⁰, 180⁰, 195⁰, 210⁰, 225⁰, 240⁰, 255⁰, 270⁰, 285⁰, 300⁰, 315⁰, 330⁰, 345⁰ sẽ gọi là tiết khí, tương ứng với 24 tiết.
24 tiết khí năm 2025?
24 tiết khí hay còn gọi là "Nhị thập tứ tiết" là một hệ thống phân chia thời gian theo chu kỳ tự nhiên, phản ánh sự thay đổi của khí hậu và môi trường trong một năm. 24 tiết khí năm 2025 bao gồm:
- Mùa xuân có Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ.
- Mùa hạ có Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử.
- Mùa thu có Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng.
- Mùa đông có Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Cách tính 24 tiết khí? Trường hợp nào được tác động vào thời tiết?
Tham khảo cách tính ngày của 24 tiết khí năm 2025 dưới đây:
Lập xuân | Ngày 3 tháng 2 năm 2025 |
Vũ thủy | Ngày 18 tháng 2 năm 2025 |
Kinh trập | Ngày 5 tháng 3 năm 2025 |
Xuân phân | Ngày 20 tháng 3 năm 2025 |
Thanh minh | Ngày 4 tháng 4 năm 2025 |
Cốc vũ | Ngày 20 tháng 4 năm 2025 |
Lập hạ | Ngày 5 tháng 5 năm 2025 |
Tiểu mãn | Ngày 21 tháng 5 năm 2025 |
Mang chủng | Ngày 5 tháng 6 năm 2025 |
Hạ chí | Ngày 21 tháng 6 năm 2025 |
Tiểu thử | Ngày 7 tháng 7 năm 2025 |
Đại thử | Ngày 22 tháng 7 năm 2025 |
Lập thu | Ngày 7 tháng 8 năm 2025 |
Xử thử | Ngày 23 tháng 8 năm 2025 |
Bạch lộ | Ngày 7 tháng 9 năm 2025 |
Thu phân | Ngày 23 tháng 9 năm 2025 |
Hàn lộ | Ngày 8 tháng 10 năm 2025 |
Sương giáng | Ngày 23 tháng 10 năm 2025 |
Lập đông | Ngày 7 tháng 11 năm 2025 |
Tiểu tuyết | Ngày 22 tháng 11 năm 2025 |
Đại tuyết | Ngày 7 tháng 12 năm 2025 |
Đông chí | Ngày 21 tháng 12 năm 2025 |
Tiểu hàn | Ngày 5 tháng 1 năm 2026 |
Đại hàn | Ngày 20 tháng 1 năm 2026 |
Trường hợp nào được tác động vào thời tiết?
Theo Điều 42 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định như sau:
Các trường hợp được tác động vào thời tiết
1. Tác động nhằm gây mưa hoặc tăng lượng mưa.
2. Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.
3. Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ mưa đá.
4. Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Như vậy, các trường hợp được tác động vào thời tiết bao gồm:
- Tác động nhằm gây mưa hoặc tăng lượng mưa.
- Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.
- Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ mưa đá.
- Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Tiết khí là gì? 24 tiết khí trong năm? Cách tính 24 tiết khí? Trường hợp nào được tác động vào thời tiết? (hình từ internet)
Lưu ý: theo Điều 41 Luật khí tượng thủy văn 2015 quy định nguyên tắc tác động vào thời tiết như sau:
- Tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện tại khu vực cụ thể có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng phù hợp, trong khoảng thời gian xác định.
- Tác động vào thời tiết không được làm cản trở hoặc gây tác động có hại đối với hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Cơ quan, tổ chức thực hiện tác động vào thời tiết phải có giải pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.
- Tác động vào thời tiết chỉ được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt; phải thông báo công khai cho cộng đồng dân cư trong khu vực biết.
Kế hoạch tác động vào thời tiết phải có những nội dung nào?
Theo Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết và giám sát thực hiện
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu tác động vào thời tiết xây dựng kế hoạch gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Kế hoạch tác động vào thời tiết phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Mục đích tác động vào thời tiết quy định tại Điều 42 của Luật này;
b) Khu vực dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
c) Thời gian dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
d) Giải pháp thực hiện tác động vào thời tiết;
đ) Cơ quan, tổ chức dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
e) Phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.
3. Cơ quan, tổ chức đề nghị tác động vào thời tiết có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp về kế hoạch tác động vào thời tiết.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết.
...
Như vậy, kế hoạch tác động vào thời tiết phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Mục đích tác động vào thời tiết quy định tại Điều 42 của Luật này;
- Khu vực dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
- Thời gian dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
- Giải pháp thực hiện tác động vào thời tiết;
- Cơ quan, tổ chức dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
- Phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp có là đối tượng phải công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán?
- Đoàn cơ sở là gì? Đoàn cơ sở họp mỗi tháng bao nhiêu lần? Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở là bao nhiêu năm?
- Có được khởi kiện thay người khác trong vụ án dân sự? Nếu được thì có bị trả lại đơn khởi kiện khi không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?
- Tổng hợp 09 mẫu giấy ủy quyền mới nhất hiện nay? Giấy ủy quyền không nêu rõ thời hạn đại diện thì tính thế nào?
- Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định thế nào?