Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức nào theo quy định?

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức nào theo quy định? Việc đo tiếng ồn do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được thực hiện ra sao? câu hỏi của chị M (Hòa Bình).

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức nào theo quy định?

Giới hạn tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11521:2016 về Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo, cụ thể như sau:

4 Giá trị giới hạn tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức cho phép nêu trong bảng 1.
Bảng 1- Giá trị giới hạn cho phép về tiếng ồn dọc hai bên đường sắt
(Theo mức áp suất âm tương đương), dBA

Như vậy, tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức được quy định tại Bảng 1 nêu trên.

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức nào theo quy định?

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt không được vượt quá mức nào theo quy định? (hình từ internet)

Việc xác định điểm do mức độ tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc xác định điểm do mức độ tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được thực hiện theo nguyên tắc được nêu tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11521:2016 về Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo, cụ thể như sau:

5 Phương pháp đo
5.1 Thiết bị đo
5.1.1 Máy đo ồn
Là máy đo ồn tích phân đáp ứng các yêu cầu của bộ lọc âm, được quy định trong TCVN 7878 - 2: 2010 (ISO 1996 - 2:2003). Hệ thống thiết bị bao gồm micrô, chụp chắn gió, dây nối và máy ghi.
5.1.2 Hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị
Thiết bị đo phải còn trong thời hạn kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
Trước mỗi loạt đo thiết bị đo và thiết bị hiệu chuẩn âm phải áp dụng micro để kiểm tra việc hiệu chuẩn của toàn bộ hệ thống thiết bị đo tại một hoặc nhiều tần số.
5.2 Nội dung và thông số đo
Mỗi phép đo cần thiệt phải tiến hành xác định đồng thời tối thiểu các giá trị mức âm lớn nhất (Lmax); mức âm trung bình tương đương (Leq); và các mức âm phần trăm (L10) cho mỗi đoàn tàu khi qua điểm đo.
5.3 Xác định điểm đo
5.3.1 Nguyên tắc lựa chọn điểm đo
Vị trí đo (đặt đầu đo) được xác định tại điểm đo cơ bản có tính đại diện chung, cho phép các kết quả đo chính xác và phản ánh đúng tình trạng tiếng ồn của đoạn đường sắt. Mỗi khu vực nhạy cảm với tiếng ồn do hoạt động chạy tàu có thể lựa chọn từ 1 đến 3 điểm do đại diện.
Điểm quan trắc phải cách xa đường bộ, các nhà máy, công trường đang xây dựng và các nguồn ồn không liên quan đến tuyến đường sắt. Khi không thể tránh các ảnh hưởng của nguồn ồn khác thì phải lựa chọn thời gian đo để loại bỏ các tác động không phải do hoạt động chạy tàu gây nên.
Lưu ý: Trường hợp muốn xác định phạm vi bị ảnh hưởng dùng cho mục đích nghiên cứu, đánh giá thì bổ sung đo đạc tại các điểm đo suy giảm. Số lượng điểm đo suy giảm cần thiết một khu vực tối thiểu do người đo tự quyết định theo thực tế tại hiện trường tùy theo yêu cầu, mục đích của cuộc đánh giá. Điểm đo suy giảm xa nhất tính từ mép ngoài ray đường sắt không lớn hơn 100 m.
...

Như vậy, việc xác định điểm do mức độ tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được thực hiện theo nguyên tắc sau:

(1) Vị trí đo (đặt đầu đo) được xác định tại điểm đo cơ bản có tính đại diện chung, cho phép các kết quả đo chính xác và phản ánh đúng tình trạng tiếng ồn của đoạn đường sắt. Mỗi khu vực nhạy cảm với tiếng ồn do hoạt động chạy tàu có thể lựa chọn từ 1 đến 3 điểm do đại diện.

(2) Điểm quan trắc phải cách xa đường bộ, các nhà máy, công trường đang xây dựng và các nguồn ồn không liên quan đến tuyến đường sắt. Khi không thể tránh các ảnh hưởng của nguồn ồn khác thì phải lựa chọn thời gian đo để loại bỏ các tác động không phải do hoạt động chạy tàu gây nên.

Lưu ý: Trường hợp muốn xác định phạm vi bị ảnh hưởng dùng cho mục đích nghiên cứu, đánh giá thì bổ sung đo đạc tại các điểm đo suy giảm. Số lượng điểm đo suy giảm cần thiết một khu vực tối thiểu do người đo tự quyết định theo thực tế tại hiện trường tùy theo yêu cầu, mục đích của cuộc đánh giá. Điểm đo suy giảm xa nhất tính từ mép ngoài ray đường sắt không lớn hơn 100 m.

Đo tiếng ồn do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được thực hiện ra sao?

Đo tiếng ồn do hoạt động chạy tàu dọc hai bên đường sắt được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11521:2016 về Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt phát sinh do hoạt động tàu chạy - Yêu cầu và phương pháp đo, cụ thể như sau:

5.5 Đo tiếng ồn do hoạt động chạy tàu.
Khi đo tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu cần sử dụng thiết bị đo ồn tích phân với bộ phận tiếp nhận âm thanh (Micro) phải đặt tại điểm đo cơ bản để xác định đồng thời các thông số do tại 5.2 cho mỗi đoàn tàu trong khoảng thời gian năm (05) phút liên tục. Thời gian phép đo được tính từ khi đầu đoàn tàu đến vị trí cách điểm đo cơ bản xác định 100 m. Tiếng ồn phát sinh do hoạt động chạy tàu là giá trị trung bình số học của ít nhất năm (05) lần đo đối với giá trị mức áp suất âm trung bình tương đương liên tục (Leq) cho ban ngày hoặc ban đêm. Đồng thời với quá trình đo tiếng ồn sẽ tiến hành đo tốc độ đoàn tàu. Trong khoảng thời gian đo, tốc độ của đoàn tàu phải bằng hoặc lớn hơn 75 % so với tốc độ thiết kế cao nhất cho phép hoặc bằng tốc độ khai thác lớn nhất của khu gian. Sai số về tốc độ chạy tàu phải nằm trong khoảng ± 5 %
Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mâm giàn giáo là gì? Yêu cầu chung về an toàn đối với mâm giàn giáo là gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Cá Hồi vân mẫn cảm với vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở giai đoạn nào? Cá Hồi vân bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHVN có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5867:2009 yêu cầu an toàn về cabin đối với các loại thang máy dẫn động bằng điện ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) xác định sự tác động của chất lỏng trong Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp Danh mục công trình xây dựng phải trang bị Thiết bị báo cháy cục bộ theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm là gì? Thông tin truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm gồm những loại thông tin nào?
Pháp luật
Tôm hùm đông lạnh nhanh được chế biến từ những loài nào? Thành phần cơ bản của tôm hùm đông lạnh nhanh gồm những gì?
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
194 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếng ồn dọc hai bên đường sắt Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào