Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc có thể đưa vào giảng dạy tại các chương trình đào tạo giáo dục phổ thông hay không?
- Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc có thể đưa vào giảng dạy tại các chương trình đào tạo giáo dục phổ thông hay không?
- Người dân tộc có quyền được phổ biến pháp luật hay không?
- Hành vi thông qua hoạt động giáo dục để lồng ghép những nội dung mang tính chia rẽ các dân tộc có vi phạm pháp luật không?
Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc có thể đưa vào giảng dạy tại các chương trình đào tạo giáo dục phổ thông hay không?
Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc có thể đưa vào giảng dạy tại các chương trình đào tạo giáo dục phổ thông hay không?
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo được quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2011/NĐ-CP gồm những nội dung sau:
- Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia; xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.
- Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân tộc thiểu số.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học.
- Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
- Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và giáo viên dạy tiếng dân tộc.
- Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
- Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.
- Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy một trong những nội dung của chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong công tác dân tộc là đưa tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc.
Người dân tộc có quyền được phổ biến pháp luật hay không?
Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 18 Nghị định 05/2011/NĐ-CP như sau:
- Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.
- Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc thiểu số.
- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.
Theo quy định trên, có thể thấy người dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ để giáo dục, phổ biến pháp luật đến từng đối tượng ở địa bàn các vùng dân tộc của nước ta.
Hành vi thông qua hoạt động giáo dục để lồng ghép những nội dung mang tính chia rẽ các dân tộc có vi phạm pháp luật không?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác dân tộc được quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2011/NĐ-CP bao gồm:
- Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
- Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.
Theo đó, trường hợp hành vi hông qua hoạt động giáo dục để lồng ghép những nội dung mang tính chia rẽ các dân tộc được các cơ quan có thẩm quyền xác định có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, rơi vào trường hợp cố ý chia rẽ đoàn kết các dân tộc thì sẽ bị xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?