Chứng minh nhân dân tôi bị mất chưa làm lại được. Nay vì yêu cầu công việc nên tôi cần mở tài khoản thanh toán ngân hàng. Nhưng ngân hàng yêu cầu phải có chứng minh mới mở tài khoản cho tôi được. Vậy cho tôi hỏi vậy có đúng không? Trường hợp được mở tài khoản thanh toán, tôi muốn biết tôi có những quyền và nghĩa vụ cụ thể nào? Tôi được phép ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình không?
Mức vay vốn học sinh sinh viên tối đa theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành? Em có thắc mắc nhờ anh/chị giải đáp. Em là sinh viên năm nhất, vì gia đình không đủ khả năng cộng thêm việc em không có quá nhiều thời gian làm thêm nên mức thu nhập hàng tháng của em không đủ chi trả. Vậy nên em muốn vay ngân hàng thì mức vay tối đa em có thể vay là bao nhiêu? Cảm ơn anh/chị đã giúp em giải đáp thắc mắc.
Đối tượng nào đủ điều kiện được vay vốn học sinh sinh viên theo Quyết định 05/2022/QĐ-TTg? Tôi có thắc mắc về vay vốn học sinh sinh viên mong được giải đáp. Theo quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì đối tượng được vay vốn học sinh sinh viên là học sinh, sinh viên thuộc các hộ gia đình nghèo và gia đình có mức sống trung bình theo tiêu chuẩn của pháp luật. Vậy Quyết định 05/2022/QĐ-TTg mới này thì có thay đổi đối tượng đủ điều kiện được vay vốn không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Tôi thường nghe nói về thanh toán séc, nhưng không biết nếu séc không đủ khả năng thanh toán thì được xử lý như thế nào? Tôi cũng được biết về thanh toán sẽ thông qua người thu hộ séc, nhưng chưa hiểu cụ thể lắm. Mong được ban tư vấn giải đáp. Xin cảm ơn!
Tôi đang là nhân viên của ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tôi thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng mình có bộ phận quản lý rủi ro, chuyên làm một số công việc như theo dõi trạng thái rủi ro, phát hiện và nhận dạng kịp thời các rủi ro phát sinh. Vậy có thể cho tôi biết bộ phận quản lý rủi ro này thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy không? Bộ phận này có thể thực hiện những công việc do mình tự đề ra hay không?
Anh/chị cho em hỏi tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào vậy ạ? Khi một tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ anh/chị. Em xin cảm ơn!
Mình hay nghe nói đến dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, nhưng mình muốn biết cụ thể tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro? Và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Mong được ban tư vấn giải đáp ạ, xin cảm ơn!
Em là sinh viên đang theo học ngành Tài chính ngân hàng, em muốn tìm hiểu thêm về hoạt động của tổ chức tín dụng, cụ thể là các trường hợp cấm cấp tín dụng và mục đích của việc cấm cấp tín dụng như vậy là gì? Mong được anh/chị giải đáp ạ!
Em muốn hỏi về việc tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép hoạt động trong những trường hợp nào? Ngoài ra, những thay đổi nào cần phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận? Mong được anh/chị giải đáp ạ, em cảm ơn!
Khi em tìm hiểu về các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, có một số vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã và điều kiện để trở thành thành viên của ngân hàng hợp tác xã bao gồm những gì vậy ạ? Mong được giải đáp ạ, em cảm ơn!
Mình muốn hỏi về điều kiện cấp giấy phép thành lập tổ chức tín dụng được pháp luật quy định như thế nào? Và điều kiện khai trương hoạt động tổ chức tín dụng là gì? Mong được anh/chị trả lời ạ!
Đối với các khoản tín dụng đầu tư của các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng, việc trích lập dự phòng rủi ro là điều cần thiết. Vậy đối với khoản dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cần trích lập bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ của hoạt động tín dụng đầu tư? Việc trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay khác được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Theo tôi được biết, ngoài những nguồn vốn theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn có thể sử dụng các loại tài sản khác nhau để phục vụ những hoạt động của mình. Vậy có những hình thức tác động nào đối với tài sản nêu trên? Việc tổn thất đối với tài sản này được quy định như thế nào?
Tôi có tìm hiểu và biết được rằng đối với các hoạt động tín dụng tại ngân hàng, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vậy có thể cho tôi biết, rủi ro tín dụng nói chung bao gồm những gì hay không? Tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, việc trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng được quy định như thế nào? Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được hình thành tư những nguồn nào?
Theo tôi được biết, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Vậy tôi muốn biết nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động của ngân hàng này được lấy từ đâu? Nguyên tắc quản lý tài chính của ngân hàng này là gì?
Đối với hoạt động quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú, chế độ báo cáo của các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo tương ứng với thẩm quyền của mình như thế nào?
Tôi muốn biết trường hợp nào có sự thay đổi đăng ký khoản thu hồi nợ bảo lãnh? Trong những trường hợp đó, việc đăng ký cần thực hiện theo trình tự nào, cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Tôi muốn hỏi việc thu hồi nợ bảo lãnh được tiến hành trong trường hợp nào? Việc thu hồi nợ bảo lãnh đối với người không cư trú được thực hiện theo trình tự nào? Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để thực hiện thủ tục trên?
Tôi muốn biết trường hợp nào được phép đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài? Trong những trường hợp đó, việc thực hiện cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào, thủ tục đăng ký phải tuân theo trình tự ra sao?