Tôi muốn hỏi doanh nghiệp có được sử dụng thẻ tín dụng hay không? Hoạt động cấp tín dụng qua thẻ tín dụng nói chung được thực hiện như thế nào? Với việc quy định các giao dịch trên 20 triệu bắt buộc phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu từ thuế cũng như tính các chi phí được trừ khi Quyết toán thuế. Vậy thanh toán bằng thẻ tín dụng của doanh nghiệp có được coi thanh toán không dùng tiền mặt không?
Sắp tới đây tôi dự định làm hồ sơ đề nghị thành lập phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân. Điều kiện cần đáp ứng là gì? Tôi muốn biết về thành phần hồ sơ đề nghị thành lập phòng giao dịch có bao gồm thông tin về toàn bộ nhân sự trong đề án thành lập hay không? Trình tự chấp thuận cụ thể như thế nào?
Theo tôi được biết, Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một quỹ tài chính. Vậy Quỹ này có thể mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không? Có thể thực hiện hoạt động cho vay không? Điều kiện để thực hiện hoạt động cho vay đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì?
Công tác quyết toán và tổng hợp quyết toán hỗ trợ lãi suất hàng năm được thực hiện như thế nào? Theo tôi được biết, pháp luật hiện hành quy định rất nhiều điều kiện để khách hàng được hỗ trợ lãi suất. Vậy nếu phát hiện những trường hợp khoản vay không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất nhưng đã được hỗ trợ thì xử lý như thế nào? Nếu ngân sách nhà nước đã quyết toán thì sao? Xin giải đáp giúp tôi.
Theo tôi được biết, ngân hàng hợp tác xã có thể mở phòng giao dịch để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được ngân hàng hợp tác xã giao cho. Tôi muốn hỏi phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã có thể đăng ký địa bàn hoạt động phạm vi liên tỉnh hay không? Nếu chỉ hoạt động trên phạm vi một tỉnh thì có thể đăng ký thay đổi địa điểm đặt trụ sở phòng giao dịch từ tỉnh này sang tỉnh khác được không?
Tôi muốn biết một ngân hàng hợp tác xã có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh? Có thể thành lập trên phạm vi nhiêu tỉnh hay không? Trong quy định về trình tự thành lập chi nhánh ngân hàng hợp tác xã, có quy định nào bắt buộc chi nhánh phải khai trương hoạt động ngay sau khi thành lập hay không? Yêu cầu cần đáp ứng để khai trương hoạt động chi nhánh là gì?
Theo tôi được biết, Nhà nước có ban hành quy định về chính sách ưu đãi cho đồng bào hộ nghèo dân tộc thiểu số. Vậy đối với nhu cầu hỗ trợ đất ở, nhà ở, điều kiện cụ thể cần đáp ứng là gì? Nguyên tắc cho vay vốn và nguồn vốn cho vay được lấy từ đâu?
Quỹ tín dụng nhân dân có thể cho vay đối với khách hàng là cá nhân không phải là thành viên của quỹ hay không? Tôi biết Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong phạm vi địa phương. Vậy Ủy ban nhân dân có vai trò gì trong quá trình thành lập Quỹ tín dụng nhân dân? Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân không?
Chi nhánh có thuộc mạng lưới hoạt động của ngân hàng hợp tác xã hay không? Để thành lập chi nhánh chỉ cần đảm bảo các điều kiện về vốn và lãi hoạt động đã đủ hay chưa? Hồ sơ đề nghị thành lập đối với chi nhánh ngân hàng hợp tác xã là gì?
Theo tôi được biết, ngân hàng hợp tác xã có thể được tổ chức hoạt động dưới hình thức phòng giao dịch. Vậy có thể thành lập mới tối đa bao nhiêu phòng giao dịch trong thời gian 01 năm? Điều kiện và hồ sơ thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là gì? Trường hợp đã thành lập rồi có thể đổi tên phòng giao dịch hay không?
Theo Thông tư 09/2018/TT-NHNN, cụ thể tại khoản 3 Điều 5: "Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân đối với một khách hàng đảm bảo tuân thủ theo quy định về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật có liên quan và không được vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)". Tức là phòng giao dịch bên mình sẽ ko được giải ngân những món trên 100 triệu đồng. Thông thư này có hiệu lực từ ngày 15/06/2018. Vậy những món vay đã giải ngân trước ngày 15/06/2018 chưa đến ngày đến hạn vậy có cần phải thu hồi không? Hoạt động của mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân nói riêng và tổ chức tín dụng là hợp tác xã nói chung được quy định như thế nào?
Mẹ tôi là cán bộ nhà nước. Do điều kiện kinh tế hạn chế, nhà ở đã xuống cấp, nên gia đình tôi có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà ở thương mại theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tôi xin hỏi, mẹ tôi có thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ hay không? Nhà ở thương mại được cán bộ nhà nước vay vốn hỗ trợ để mua phải đáp ứng điều kiện gì? Điều kiện mẹ tôi cần đáp ứng để được vay vốn là gì?
Chị muốn hỏi việc liệu có được xem là cho vay ra nước ngoài đối với trường hợp có một tổ chức tín dụng ở Việt Nam cấp tín dụng cho một doanh nghiệp nước ngoài trong một thời hạn nhất định hay không? Liệu doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài có được cấp tín dụng theo hình thức cho vay ra nước ngoài không? Doanh nghiệp được cho vay ra nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện thì thực hiện đăng ký khoản cho vay theo trình tự nào?
Theo tôi được biết, pháp nhân nước ngoài nếu hoạt động tại Việt Nam thì vẫn có thể được cho vay bởi các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đúng không? Điều kiện để được cho vay là gì? Mức cho vay tối đa là bao nhiêu? Việc lập thỏa thuận cho vay cụ thể gồm những nội dung gì?
Tôi muốn biết trong trường hợp nào thì tổ chức tín dụng phải thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài? Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài được lập bằng tiếng Việt hay tiếng Anh? Gồm những thành phần nào? Cơ sở nào xác nhận việc thay đổi những nội dung này?
Doanh nghiệp tôi có thực hiện vay 2 khoản tại ngân hàng thương mại, một khoản vào đầu năm 2022 và một khoản vào giữa năm 2022, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến. Tôi nghe nói hiện nay đang có chính sách hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các doanh nghiệp. Tôi muốn biết làm thế nào để được nhận hỗ trợ này. Trong hai khoản vay trên, tôi có một khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn. Không biết có thể áp dụng hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay này hay không? Mức hỗ trợ lãi suất tối đa áp dụng với doanh nghiệp được nhận hỗ trợ lãi suất là bao nhiêu phần trăm?
Theo tôi được biết, tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài nếu đáp ứng đủ điều kiện. Vậy tôi muốn biết trong trường hợp đó, doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng có trách nhiệm đăng ký khoản cho vay? Hồ sơ đăng ký gồm những gì? Thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài đối với tổ chức tín dụng thuộc về cơ quan nào? Có phải đóng phí gì không?
Chị muốn hỏi một chút về vấn đề cho vay đối với cá nhân là người nước ngoài. Liệu cá nhân là người nước ngoài có thể vay tiền tại tổ chức tín dụng Việt Nam không? Trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, cá nhân nước ngoài có thể dùng số tiền vay để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam không? Khi mượn là tiền Việt Nam thì đến lúc trả cũng phải trả bằng tiền Việt Nam hay có thể trả ngoại tệ?
Doanh nghiệp tôi có làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng thương mại vào khoảng thời gian từ đầu năm 2022. Tôi muốn biết doanh nghiệp tôi có đủ điều kiện để được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP hay không? Nếu được, khoản tiền hỗ trợ lãi suất được chuyển cho doanh nghiệp hay được giảm trừ vào số tiền phải trả của doanh nghiệp? Việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?