Tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam trích cho quỹ đầu tư phát triển lấy từ kết quả hoạt động kinh doanh có thể là 30% không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể trích 30% thặng dư sang quỹ đầu tư phát triển không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể trích 30% thặng dư sang quỹ đầu tư phát triển không?
Sau một năm tài chính, chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh, tức kết quả thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được chia làm 02 trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
- Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong năm đạt thặng dư khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát Việt Nam triển có kết quả dương (+);
- Kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển trong năm bị thâm hụt khi chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có kết quả âm (-).
Theo đó, trường hợp kết quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt thặng dư, sau khi bù đắp khoản thâm hụt từ những năm trước (nếu có), được phân phối theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(2) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, mức tối đa của quỹ này không vượt quá 25% mức vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(3) Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;
(4) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 03 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
Ngân hàng Phát triển xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
(5) Trích quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát:
Ngân hàng Phát triển xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
Ngân hàng Phát triển xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
Ngân hàng Phát triển xếp loại C thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý và các thành viên Ban Kiểm soát;
(6) Trường hợp chênh lệch thu chi còn lại sau khi trích lập các quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định thì Ngân hàng Phát triển được giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lý và Ban kiểm soát theo mức quy định nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;
(7) Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được bổ sung vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ có thể trích tối đa 25% kết quả tài chính của mình cho quỹ đầu tư phát triển, không thể lên đến mức 30% như trong câu hỏi của bạn.
Quỹ đầu tư phát triển có thể cho cho hoạt động thể thao, văn hóa của nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam không?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 27 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, việc quản lý và sử dụng quỹ đầu tư phát triển được quy định như sau:
(1) Việc sử dụng các quỹ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đúng mục đích, đúng đối tượng.
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xây dựng, ban hành Quy chế quản lý sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật để áp dụng trong nội bộ ngân hàng; Quy chế đảm bảo dân chủ, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn Ngân hàng Phát triển Việt Nam và công khai trong ngân hàng trước khi thực hiện;
b) Trong năm tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tạm trích các quỹ trên cơ sở kết quả tài chính để có nguồn chi sử dụng quỹ theo mục đích đã quy định.
(4) Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:
a) Đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển; quyết định hình thức và biện pháp đầu tư phù hợp với quy định áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy khoản chi cho hoạt động văn hóa, thể thao của nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được lấy từ quỹ đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục đích chi của Quỹ phúc lợi Ngân hàng Phát triển Việt Nam là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 27 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, quỹ phúc lợi được dùng để:
(1) Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(2) Chi cho các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(3) Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, nhân viên kể cả các cán bộ, nhân viên đã về hưu, nghỉ mất sức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
(4) Chi cho các hoạt động phúc lợi khác.
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý, sử dụng quỹ này.
Theo đó, tiền chi cho hoạt động văn hóa, thể thao, phúc lợi công cộng của cán bộ, nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam được lấy từ quỹ phúc lợi của ngân hàng này.
Như vậy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể trích tối đa 25% kết quả tài chính của mình cho quỹ đầu tư phát triển trong trường hợp đạt thặng dư. Việc quản lý và sử dụng các quỹ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật, trong đó khoản chi cho hoạt động văn hóa, thể thao của tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng được lấy từ quỹ phúc lợi, không phải quỹ đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?