Tiến hành tổ chức lễ trao tặng, đón nhận Huân chương Dũng cảm cần phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định?
Người phục vụ nghi thức trao Huân chương Dũng cảm được pháp luật quy định như thế nào?
Tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm:
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”, “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Hữu nghị”;
Tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng
...
4. Người phục vụ nghi thức trao:
a) Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;
b) Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.
Như vậy, người phục vụ nghi thức trao Huân chương Dũng cảm được pháp luật quy định như sau:
- Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao.
- Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.
Huân chương Dũng cảm (Hình từ Internet)
Tiến hành tổ chức lễ trao tặng, đón nhận Huân chương Dũng cảm cần phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định?
Cụ thể tại Điều 26 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của ban, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ.
2. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng thành tích kháng chiến).
3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.
4. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
5. Trao tặng từ hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim, chụp ảnh trên lễ đài.
Theo đó, tiến hành tổ chức lễ trao tặng, đón nhận Huân chương Dũng cảm phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên.
Trao hình thức khen thưởng Huân chương Dũng cảm theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
- Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;
- Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
- Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).
- Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
- Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?