Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? Người bệnh sau phẫu thuật còn hở mi thì xử lý như thế nào?
- Phẫu thuật viên có thể thực hiện phẫu thuật điều trị hở mi không? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào?
- Tiến hành phẫu thuật điều trị điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào?
- Người bệnh phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Phẫu thuật viên có thể thực hiện phẫu thuật điều trị hở mi không? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hở mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật điều trị hở mi là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giải quyết tình trạng hở mi.
II. CHỈ ĐỊNH
Các tình trạng hở mi gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các tổn thương chưa được điều trị ổn định.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
VI. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
...
Phẫu thuật điều trị hở mi là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Phẫu thuật điều trị hở mi là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giải quyết tình trạng hở mi. Và do Bác sĩ chuyên khoa Mắt thực hiện.
Phẫu thuật điều trị hở mi được chỉ định khi các tình trạng hở mi gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ.
Tuy nhiên, chống chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi trong các trường hợp sau:
- Các tổn thương chưa được điều trị ổn định.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiến hành phẫu thuật điều trị điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hở mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.
- Gây mê nếu người bệnh kém hợp tác.
- Gây tê tại chỗ bằng.
3.2. Kỹ thuật
Cách thức phẫu thuật điều trị hở mi tùy thuộc nguyên nhân gây hở mi. Trong bài này chúng tôi mô tả những phương pháp thường được áp dụng là: Phẫu thuật hở mi do sẹo, hở mi do liệt dây VII.
...
3.2.2. Hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên)
Có hai phương pháp hay được áp dụng:
* Khâu cò mi
- Cắt bỏ phần bờ mi tự do đối xứng của mi trên và mi dưới dài 4-5mm, rộng 1mm, sâu khoảng 0,5-1mm (tránh xâm phạm vào hàng chân lông mi).
- Khâu trực tiếp hai mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn bằng chỉ vicryl 6/0.
* Làm yếu cơ nâng mi (cắt hay kéo dài cơ nâng mi ở bài phẫu thuật điều trị co rút cơ nâng mi).
Như vậy, tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm bệnh nhân như sau:
- Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.
- Gây mê nếu người bệnh kém hợp tác.
- Gây tê tại chỗ bằng.
Cách thức phẫu thuật điều trị hở mi tùy thuộc nguyên nhân gây hở mi. Những phương pháp thường được áp dụng là: Phẫu thuật hở mi do sẹo, hở mi do liệt dây VII.
Kỹ thuật phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) thực hiện như sau:
Có hai phương pháp hay được áp dụng:
- Khâu cò mi
+ Cắt bỏ phần bờ mi tự do đối xứng của mi trên và mi dưới dài 4-5mm, rộng 1mm, sâu khoảng 0,5-1mm (tránh xâm phạm vào hàng chân lông mi).
+ Khâu trực tiếp hai mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn bằng chỉ vicryl 6/0.
- Làm yếu cơ nâng mi (cắt hay kéo dài cơ nâng mi ở bài phẫu thuật điều trị co rút cơ nâng mi).
Người bệnh phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hở mi Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỞ MI
...
VI. THEO DÕI
Người bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Còn hở mi: theo dõi và khâu lại nếu cần.
Như vậy, người bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.
Trường hợp người bệnh phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII còn hở mi thì theo dõi và khâu lại nếu cần.
Tải về mẫu giấy hẹn khám lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?