Tiền đã tặng liệu có đòi lại được không? Hứa tặng cho tiền bằng miệng thì có giá trị pháp lý hay không?
Hứa tặng cho tiền bằng miệng thì có giá trị pháp lý hay không?
Căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao dịch dân sự có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản.
Như vậy, đối với việc tặng cho tiền thì hiện nay pháp luật không bắt buộc phải lập thành văn bản. Do đó, nếu việc tặng cho tiền này đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì sẽ hoàn toàn có giá trị pháp lý, cụ thể cần đáp ứng những điều kiện sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Tặng cho tiền có đòi lại được không? (Hình từ Internet)
Tiền đã tặng liệu có đòi lại được không?
Căn cứ Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc tặng cho động sản như sau:
Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đồng thời, tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bất động sản và động sản như sau
Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Theo đó, tiền được xác định động sản nên thời điểm có hiệu lực của việc tặng cho tiền là kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Vì vậy, ngay từ thời điểm chị L nhận được tiền thì số tiền 50 triệu đó đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chị L nên anh sẽ không có quyền để đòi lại.
Căn cứ theo những quy định trên đây thì việc anh đòi lại số tiền đã cho bạn gái là không có căn cứ pháp luật, việc tặng cho được thực hiện trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của anh.
Trường hợp nào có thể đòi lại tiền đã tặng?
Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, nếu như việc tặng cho tiền không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định sau đây thì việc tặng cho này sẽ bị vô hiệu và anh sẽ có căn cứ đòi lại tiền:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đồng thời, nếu anh tặng cho tiền kèm theo một số điều kiện nhất định mà chị L đã không thực hiện hoặc vi phạm những điều kiện đó thì anh sẽ có căn cứ đòi lại tiền theo Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Trường hợp này chỉ áp dụng với việc tặng cho tiền có điều kiện và các điều kiện đặt ra phải không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?