Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy gồm những loại nào? Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy gồm những loại nào?
Theo đó, các loại tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy được quy định cụ thể tại Danh mục các tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Danh mục các tiền chất: TẢI VỀ
Hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Hình từ Internet)
Hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
...
Theo đó, hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy sẽ áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;
c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam;
b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên;
b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.
5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, hành vi tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau:
- Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;
+ Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.
- Phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
+ Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
+ Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:
+ Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam;
+ Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.
- Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên;
+ Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.
Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng.
Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt được quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?