Tiêm nhầm vacxin cho trẻ em bị xử lý hành chính thế nào? Cơ sở vi phạm có bị đình chỉ hoạt động hay không?

Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được quy định ra sao? Cơ sở tiêm nhầm vacxin cho trẻ em bị phạt bao nhiêu? Cơ sở vi phạm có bị đình chỉ hoạt động hay không? câu hỏi của anh N (Huế).

Tiêm nhầm vacxin cho trẻ em bị xử lý hành chính thế nào?

Tiêm nhầm vacxin cho trẻ em sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm chủng đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng;
b) Không xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
c) Không chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất trong trường hợp vượt quá khả năng;
d) Không cấp cứu, điều trị người bị tai biến nặng sau tiêm chủng và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở tiêm chủng cố định sau khi đã công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng.
...

Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, tiêm nhầm vacxin cho trẻ em mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền với hành vi tiêm nhầm vacxin cho trẻ em này là mức phạt tiền áp dụng với cá nhân, với tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi.

Tiêm nhầm vacxin cho trẻ em bị xử lý hành chính thế nào? Cơ sở vi phạm có bị đình chỉ hoạt động hay không?

Tiêm nhầm vacxin cho trẻ em bị xử lý hành chính thế nào? Cơ sở vi phạm có bị đình chỉ hoạt động hay không? (hình từ internet)

Cơ sở tiêm nhầm vacxin cho trẻ em có bị đình chỉ hoạt động hay không?

Theo khoản 7 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 và các điểm a, b, c, d khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm g và h khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc tiêu hủy vắc xin đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

Như vậy, ngoài bị xử lý hành chính, cơ sở tiêm nhầm vacxin cho trẻ em còn bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được quy định ra sao?

Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em được quy định tại Điều 27 Thông tư 34/2018/TT-BYT, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng và người thực hiện tiêm chủng
1. Trách nhiệm của cơ sở tiêm chủng:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các hoạt động chuyên môn theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Tuân thủ quy trình chuyên môn kỹ thuật về sử dụng vắc xin và an toàn tiêm chủng;
c) Tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh đối với các cơ sở y tế có phòng sinh theo đúng quy định và tổ chức triển khai tiêm chủng các vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân tham gia tiêm chủng phòng bệnh;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
e) Triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
g) Tổng hợp, báo cáo về công tác tiêm chủng của đơn vị.
2. Trách nhiệm của người thực hiện tiêm chủng: tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn của Bộ Y tế về tiêm chủng và quy định liên quan tại Thông tư này.
Tiêm chủng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quản lý hồ sơ tiêm chủng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình tiêm chủng miễn phí các vắc xin bắt buộc cho trẻ em và phụ nữ có thai năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Sưng đỏ tại chỗ tiêm có phải là phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm uốn ván bao nhiêu tiền hiện nay? Hướng dẫn cách tiêm uốn ván đối với trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván?
Pháp luật
Chính phủ quy định tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng nào? Số lượng, chủng loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được cung ứng ra sao?
Pháp luật
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là gì? Có phải báo cáo định kỳ các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng không?
Pháp luật
Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là gì? Lấy mẫu vắc xin điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Pháp luật
Tiêm chủng chống dịch là gì? Giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng chống dịch do ai quy định?
Pháp luật
Tai biến nặng sau tiêm chủng là gì? Đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện thế nào?
Pháp luật
Tiêm chủng là gì? Quy trình tiêm chủng đầy đủ gồm bao nhiêu bước và được thực hiện như thế nào?
Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do  Bộ Y tế ban hành?
Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêm chủng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,324 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêm chủng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêm chủng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào