Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
- Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu?
- Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội?
Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu?
Việc quản lý Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 8 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Quản lý Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Quỹ Dự phòng rủi ro do BHXH Việt Nam trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại BHXH Việt Nam.
2. Hàng năm, BHXH Việt Nam thực hiện tính, trích và mở sổ theo dõi hạch toán các khoản trích lập, thu hồi, chi từ Quỹ Dự phòng rủi ro theo quy định của chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho BHXH Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội Việt Nam trích lập, hạch toán và quản lý tập trung tại bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quản lý tại đâu? (Hình từ Internet)
Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
Tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 7 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Hàng năm, BHXH Việt Nam trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 2% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định (kể cả số được trích trên số chi trả BHXH do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an nhân dân thực hiện).
2. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của hai năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
3. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của ba năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
4. Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của bốn năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 0,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định. Đến khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
5. Sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro đến khi số dư Quỹ thấp hơn số trích của bốn năm trước liền kề thì hàng năm trích tiếp Quỹ Dự phòng rủi ro là 0,5 % trên tổng số lệ phí chi trả được tính theo quy định cho đến khi Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
Như vậy, theo quy định, tỉ lệ trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
(1) Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro bằng 2% trên tổng số lệ phí chi trả được trích theo quy định.
(2) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của hai năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.
(3) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của ba năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 1% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.
(4) Khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của bốn năm trước liền kề, tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng rủi ro của năm tiếp theo là 0,5% trên tổng số lệ phí chi trả được trích.
Đến khi số dư Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng số kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
(5) Sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro đến khi số dư Quỹ thấp hơn số trích của bốn năm trước liền kề thì hàng năm trích tiếp Quỹ Dự phòng rủi ro là 0,5 % trên tổng số lệ phí chi trả được tính theo quy định cho đến khi Quỹ Dự phòng rủi ro bằng hoặc lớn hơn tổng kinh phí được trích của sáu năm trước liền kề thì tạm dừng trích.
Ai có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội?
Thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 5 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý các khoản tổn thất trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp do nguyên nhân khách quan.
Như vậy, theo quy định, Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro để xử lý các khoản tổn thất trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp do nguyên nhân khách quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?