Thuyền viên làm việc trên tàu biển có được đóng bảo hiểm xã hội không? Thuyền viên làm việc trên tàu biển sẽ được chủ tàu đảm bảo về an toàn lao động ra sao?
Thuyền viên làm việc trên tàu biển có được đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 121/2014/NĐ-CP như sau:
Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
...
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
Theo đó, chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
Như vậy, có thể thấy rằng thuyền viên làm việc trên tàu biển sẽ được chủ tài đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
Thuyền viên (Hình từ Internet)
Thuyền viên làm việc trên tàu biển sẽ được chủ tàu đảm bảo về an toàn lao động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 121/2014/NĐ-CP như sau:
Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:
a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc khi giao công việc có mức độ rủi ro cao hơn;
b) Huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;
d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;
đ) Đối với tàu có từ 05 thuyền viên trở lên, phải thành lập Ban an toàn lao động và chỉ rõ quyền hạn của thuyền viên trên tàu được phân công hoặc được chọn với tư cách là đại diện an toàn tham gia các cuộc họp của Ban an toàn lao động của tàu;
e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị khác để ngăn ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ, đột xuất trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hằng năm.
...
Theo đó, chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:
- Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc khi giao công việc có mức độ rủi ro cao hơn;
- Huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;
- Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;
- Đối với tàu có từ 05 thuyền viên trở lên, phải thành lập Ban an toàn lao động và chỉ rõ quyền hạn của thuyền viên trên tàu được phân công hoặc được chọn với tư cách là đại diện an toàn tham gia các cuộc họp của Ban an toàn lao động của tàu;
- Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị khác để ngăn ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
- Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ, đột xuất trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
- Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hằng năm.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển sẽ có trách nhiệm gì về các biện pháp đảm bảo an toàn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 121/2014/NĐ-CP như sau:
Phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp
...
4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
Như vậy, thuyền viên làm việc trên tàu biển sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?