Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Thuyền viên trên tàu thuyền có những nghĩa vụ gì?
- Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền không?
Thuyền viên trên tàu thuyền có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 60 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của thuyền viên như sau:
Nghĩa vụ của thuyền viên
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.
Theo đó, thuyền viên trên tàu thuyền có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 60 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.
Trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền (Hình từ Internet)
Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo điểm d khoản 2 Điều 34 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền như sau:
Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc đối với các hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn ở những nơi dễ cháy, dễ nổ theo quy định;
b) Không có sơ đồ hệ thống kiểm soát cháy, bảng phân công chữa cháy hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị chữa cháy đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền;
đ) Sử dụng trang thiết bị chữa cháy của tàu không đúng quy định;
e) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định hoặc trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được hoặc hết hạn sử dụng;
b) Không có kế hoạch ứng cứu phòng, chống cháy, nổ trong trường hợp khẩn cấp;
c) Tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong tàu, hầm hàng, buồng máy khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
d) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
đ) Không có trang thiết bị chữa cháy hoặc trang thiết bị chữa cháy không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hoặc hết hạn sử dụng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia chữa cháy ở cầu cảng, vùng nước cảng biển.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị chữa cháy của tàu thuyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt thuyền viên này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?