Thuyền trưởng không tự điều khiển phương tiện đường thủy nội địa khi qua cầu có bị phạt không? Trường hợp bị phạt thì mức xử phạt là bao nhiêu?
- Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành những quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa nào?
- Thuyền trưởng không tự điều khiển phương tiện đường thủy nội địa khi qua cầu có bị phạt không? Trường hợp bị phạt thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện gì?
Theo Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được bổ sung, thay thế bởi Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định về chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên như sau:
"Điều 29. Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh."
Như vậy, thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện sau: đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam; đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm; có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
Thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành những quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa nào?
Theo Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
"Điều 36. Chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa
1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.
2. Thuyền trưởng tàu biển, tàu cá khi điều khiển tàu biển, tàu cá hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
b) Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
c) Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng."
Thuyền trưởng không tự điều khiển phương tiện đường thủy nội địa khi qua cầu có bị phạt không? Trường hợp bị phạt thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện như sau:
"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi khi điều khiển hoặc lái phương tiện;
b) Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các trường hợp khác theo quy định;
c) Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;
d) Nhận, sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện hoạt động hoặc không đủ định biên theo quy định;
đ) Nhận, sử dụng thuyền viên làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
e) Bố trí chức danh thuyền viên không phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên."
Như vậy, thuyền trưởng không tự điều khiển phương tiện đường thủy nội địa khi qua cầu sẽ bị phạt và mức phạt là từ từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?