Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội quy định thế nào? Thường trực Ủy ban có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội quy định thế nào?
- Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội có phải được gửi xin ý kiến Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định không?
Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
...
Căn cứ trên quy định Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội giúp Ủy ban tư pháp Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Ủy ban trong thời gian Ủy ban không họp.
Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban tư pháp Quốc hội.
Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 86 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội
1. Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình Hội đồng, Ủy ban xem xét, quyết định.
2. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động và quyết định, kết luận của Hội đồng, Ủy ban.
3. Chuẩn bị nội dung và tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho các thành viên của Hội đồng, Ủy ban; căn cứ vào kết quả phiên họp của Hội đồng, Ủy ban, chuẩn bị báo cáo thẩm tra, các báo cáo khác của Hội đồng, Ủy ban trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Thẩm tra sơ bộ dự án luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo, dự án khác để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội.
5. Chuẩn bị ý kiến về những nội dung trong chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi được mời tham dự; tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban khác và của các cơ quan, tổ chức hữu quan; tổ chức các đoàn giám sát, đoàn công tác của Hội đồng, Ủy ban; tiếp công dân, nghiên cứu và xử lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được gửi đến Hội đồng, Ủy ban.
6. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, điều hoà, phối hợp của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; định kỳ báo cáo với Hội đồng, Ủy ban về hoạt động của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban.
7. Phối hợp với Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc Hội đồng, Ủy ban.
8. Phối hợp với Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật công chức và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức thuộc đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc Hội đồng, Ủy ban.
9. Chỉ đạo công tác chuyên môn của đơn vị chuyên môn trực tiếp giúp việc Hội đồng, Ủy ban; quyết định việc sử dụng kinh phí mà Hội đồng, Ủy ban được phân bổ.
10. Trước khi hết nhiệm kỳ, dự kiến cơ cấu thành phần, số lượng thành viên Hội đồng, Ủy ban nhiệm kỳ sau và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
11. Giải quyết các công việc khác của Hội đồng, Ủy ban và báo cáo Hội đồng, Ủy ban tại phiên họp gần nhất.
Như vậy, Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội quy định thế nào? Thường trực Ủy ban có các nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội có phải được gửi xin ý kiến Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định không?
Theo khoản 2 Điều 62 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
...
2. Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, căn cứ vào chương trình công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tình hình, tiến độ chuẩn bị các nội dung dự kiến trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chuẩn bị dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Dự kiến chương trình phiên họp phải được gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
...
Theo quy định thì dự kiến chương trình phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được gửi xin ý kiến Thường trực Ủy ban tư pháp Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?