Thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật có cần phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh không?
- Thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật có cần phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh không?
- Thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo pháp luật hiện hành được quy định như thế nào?
- Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu yêu cầu có giấy phép được quy định như thế nào?
Thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật có cần phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên, thì công ty bạn được quyền nhập khẩu máy móc mà không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ngoại trừ các loại hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa theo quy định pháp luật có cần phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo pháp luật hiện hành được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục nhập khẩu như sau:
(1) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
(2) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
(3) Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
(4) Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu yêu cầu có giấy phép được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
...
3. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
...
Theo đó, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu theo giấy phép điều kiện như sau:
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thực hiện như sau:
(1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
(2) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
(3) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
Bước 1. Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước 2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
Bước 4. Trong trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép nhập khẩu do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?