Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu không?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu không?
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài gồm các tài liệu nào?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đến cơ quan nào?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu không?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 90/2007/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị bằng văn bản đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu để sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị bằng văn bản đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu để cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký này bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới các hình thức khác.
3. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị bằng văn bản và hồ sơ hợp lệ cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
4. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được sửa đổi, bổ sung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của mình như quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị bằng văn bản đến cơ quan sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu khi có sự thay đổi.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có quyền đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu của thương nhân nước ngoài gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2012/TT-BCT như sau:
- Đơn đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đã được cấp. Trong trường hợp Bản gốc bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy thì thương nhân không hiện diện phải xuất trình Bản sao có chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan chức năng;
- Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan thuế Việt Nam về việc thương nhân không hiện diện đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam tính đến thời điểm thương nhân không hiện diện xin sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
- Bản sao có chứng thực tài liệu pháp lý chứng minh sự thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu.
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đến cơ quan nào?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đến cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BCT như sau:
Thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn
1. Thương nhân không hiện diện gửi 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) để được xem xét cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Thời hạn cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn Giấy chứng nhận quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2007/NĐ-CP).
3. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là 05 (năm) năm.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đến Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?