Thương nhân đầu mối xăng dầu được phép thực hiện pha chế xăng dầu tại những nơi nào theo quy định?
- Có thể pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối xăng dầu hay không?
- Những người không có quyền pha chế mà tự ý pha chế sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được phép thực hiện pha chế xăng dầu tại đâu?
- Khi nào đình chỉ hiệu lực có thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã cấp?
Có thể pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối xăng dầu hay không?
Pha chế xăng dầu được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP như sau:
Pha chế xăng dầu
1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.
Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.
2. Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo quy định này chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.
Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.
Như vậy, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu vẫn có thể pha chế xăng dầu theo quy định này.
Thương nhân đầu mối xăng dầu được phép thực hiện pha chế xăng dầu tại những nơi nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Những người không có quyền pha chế mà tự ý pha chế sẽ bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định trường hợp không phải thương nhân đầu mối mà tự ý pha chế xăng dầu sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi pha chế xăng dầu.
Và, tại Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Theo các quy định nêu trên, nếu tổ chức vi phạm khoản 3 Điều 28 này sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng.
Nếu cá nhân vi phạm thì bị phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức, tức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân hay tổ chức vi phạm đều bị tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm theo điểm a, b khoản 4 Điều 28 Nghị định 99/2020/NĐ-CP.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được phép thực hiện pha chế xăng dầu tại đâu?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Pha chế xăng dầu
1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.
...
Việc xử lý hành vi pha chế xăng xầu không đúng nơi quy định được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về pha chế xăng dầu
1. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế theo quy định;
b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối.
...
Như vậy, thương nhân đầu mối xăng dầu được phép pha chế xăng dầu tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa.
Nếu thực hiện pha chế xăng dầu mà không phải tại các địa điểm trên thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân là tổ chức và từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân là cá nhân.
Khi nào đình chỉ hiệu lực có thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã cấp?
Theo quy định hiện hành tại Điều 17 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN thì tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, thực hiện đình chỉ hiệu lực có thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã cấp trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định về đo lường tại cơ sở pha chế;
- Cơ sở pha chế không thực hiện đầy đủ kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Phát hiện xăng dầu không bảo đảm chất lượng lưu thông trên thị trường được phân phối từ cơ sở pha chế này;
- Bị đình chỉ hiệu lực Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
- Không được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đăng ký kế hoạch pha chế nguyên liệu thành phẩm xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để pha chế thành phẩm xăng dầu;
- Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?