Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể quyết định giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá điều hành công bố trong trường hợp nào?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể quyết định giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá điều hành công bố trong trường hợp nào?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc thuê?
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể quyết định giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá điều hành công bố trong trường hợp nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể quyết định giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá điều hành công bố trong trường hợp quy định tại Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu
...
2. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể quyết định giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá điều hành công bố trong trường hợp đủ các yếu tố sau:
- Việc quyết định nâng giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá đã công bố chỉ được thực hiện tại các hệ thống phân phối thuộc địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu.
- Có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành.
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải thông báo phải thông báo Bộ Công Thương và được Bộ cho phép trước khi quyết định điều chỉnh giá bán xăng dầu.
Lưu ý: Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được phép quyết định giá bán thực tế tại địa bàn để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không được vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu vượt quá giá điều hành công bố(Hình từ Internet)
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc thuê?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc thuê phải căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu:
...
5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
...
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể có tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê có thời hạn từ 05 năm trở lên.
Trong tổng số 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đó cần phải có tối thiểu 05 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc nào?
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu
...
4. Được phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp và thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu; thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
...
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc sau:
- Các doanh nghiệp thành viên.
- Chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp.
- Thông qua hệ thống thương nhân là tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu.
- Thông qua thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?