Thuốc thú y nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y có phải đáp ứng điều kiện nào không?
Thuốc thú y nào được nhập khẩu vào Việt Nam?
Theo Điều 100 Luật Thú y 2015 quy định về nhập khẩu thuốc thú y như sau:
- Thuốc thú y có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam thì được phép nhập khẩu, trừ vắc-xin, vi sinh vật dùng trong thú y khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu của Cục Thú y.
- Thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam được nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
+ Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai;
+ Mẫu kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành, tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, nghiên cứu khoa học;
+ Chữa bệnh đối với động vật tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
+ Tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, kiểm nghiệm về thú y;
+ Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu vắc-xin, vi sinh vật quy định tại khoản 1 Điều này và thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nộp hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y cho Cục Thú y. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y xem xét cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ đăng ký nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y.
- Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y nhập khẩu quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt chất lượng.
- Cục Thú y thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc thú y nhập khẩu tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Tải về Mẫu đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y mới nhất 2032: Tại Đây
Thuốc thú y nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam?
Nhập khẩu thuốc thú y phải đáp ứng những điều kiện nào?
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định 35/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2018/NĐ-CP như sau:
- Đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 94 Luật Thú y 2015, cụ thể:
+ Có đủ các điều kiện buôn bán thuốc thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 92 của Luật này;
+ Có kho đủ điều kiện để bảo quản thuốc;
+ Có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định;
+ Có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc;
+ Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.
- Có kho bảo đảm các Điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.
- Có quạt thông gió, hệ thống điều hòa không khí để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản của sản phẩm. Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y thực hiện như thế nào?
* Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y được quy định tại Điều 21 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT) bao gồm:
- Mẫu đơn đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XX, XXXI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản thuyết minh chi Tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mẫu biên bản kiểm tra Điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này và mẫu giấy chứng nhận đủ Điều kiện buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI, XXVII ban hành kèm theo Thông tư này.
- Khi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y để sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất thuốc thú y đã có giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y do Cục Thú y cấp còn hiệu lực không phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đối với thuốc thú y cùng loại đang được phép sản xuất.
* Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y được quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Thú y 2015 như sau:
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y cho Cục Thú y;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y kiểm tra điều kiện của cơ sở nhập khẩu thuốc thú y, nếu đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thuốc thú y đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 100 Luật Thú y 2015 thì được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu thuốc thú y phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với hoạt động nhập khẩu thuốc thú y và thực hiện hồ sơ, trình tự, thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?