Thuốc thử môi trường lỏng thioglycollat trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni gồm những thành phần nào?

Trường hợp bào ngư nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni thì tỷ lệ chế của bào ngư có thể lên đến bao nhiêu phần trăm? Tôi được biết đối với báo ngư khi nhiễm ký sinh trùng này cần thực hiện phương pháp nuôi cây để chẩn đoán bệnh trong đó có sử dụng đến môi trường lỏng thioglycollat, đây là loại thuốc thử như thế nào cần những thành phần để điều chế ra? Câu hỏi của anh Tùng từ Khánh Hòa.

Trường hợp bào ngư nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni thì tỷ lệ chết có thể lên đến bao nhiêu phần trăm?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về đặc điểm dịch tể như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh xảy ra ở đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ như hàu, vẹm, nghêu, trai ngọc, trai tai tượng, bào ngư...;
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu khi nhiệt độ tăng cao trên 15oC. Sau đó giảm dần vào mùa đông và đầu mùa xuân khi nhiệt độ từ 9 oC đến 10 oC. Vì vậy tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao nhất thường xảy ra vào đầu mùa thu;
- Perkinsus olseni phát triển mạnh ở độ mặn 25 ‰ và không chịu được độ mặn thấp hơn 15 ‰;
- Cơ chế lây truyền Perkinsus olseni xảy ra trực tiếp giữa động vật thân mềm mà không cần vật chủ trung gian;
- Giai đoạn lây nhiễm là lúc bào tử động có 2 roi chuyển sang giai đoạn cơ thể dinh dưỡng sau khi xâm nhập vào các mô của vật chủ;
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, với tỷ lệ chết lên đến 95 % khi điều kiện môi trường bất lợi đối với vật chủ. Perkinsus olseni có thể tồn tại dai dẳng suốt vòng đời vật chủ.
...

Từ tiêu chuẩn nêu trên thì khi bào ngư nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni thì tỷ lệ chết sẽ lên đến 95% khi gặp điều kiện bất lợi đối vật chủ là bào ngư. Ký sinh trùng Perkinsus olseni có thể tồn tại dai dẳng suốt vòng đời vật chủ.

Thuốc thử trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni có bao gồm môi trường lỏng thioglycollat không?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định thuốc thử và vật liệu thử như sau:

Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp nuôi cấy.
3.1.1. Môi trường lỏng thioglycollat (FTM - fluid thioglycollate medium) (xem A.1).
3.1.2. Dung dịch penicilin-streptomycin (xem A.2).
3.1.3. Thuốc nhuộm lugol’s iodine (xem A.3).
3.1.4. Nystatin.
3.2. Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR
3.2.1. Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2.2. Kít tách chiết ADN (acid deoxyribo nucleic), protein K.
3.2.3. Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit).
3.2.4. Cặp mồi (primers), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.5. Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.6. Agarose
3.2.7. Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate-EDTA) (xem A.4).
3.2.8. Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.2.9. Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.2.10. Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.11. Thang chuẩn ADN (Marker)

Như vậy trong số những loại thuốc thử dùng trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bao ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni có sử dụng đến môi trường lỏng thioglycollat.

 bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni

Bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni (Hình từ Internet)

Thuốc thử môi trường lỏng thioglycollat trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni gồm những thành phần nào?

Theo Phục lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-11:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 11: Bệnh do Perkinsus olseni ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ quy định về thành phần và chuẩn bị môi trường, thuốc thử như sau:

A.1. Môi trường lỏng thioglycollat (FTM)
A.1.1. Thành phần
Môi trường FTM: 29,3 g
Natri clorua: 22 g
Nước cất: 1 000 ml
A.1.2. Chuẩn bị
Trộn 22 g natri clorua và 29,3 g FTM vào 1 000 ml nước cất. Đun cho tan hoàn toàn đến khi dung dịch có màu vàng trong. Chia ra các ống nghiệm vô trùng, mỗi ống khoảng 9,5 ml.
Hấp tiệt trùng trong nồi hấp (4.1.1) ở 115 °C trong 20 min.
Các ống nghiệm này được giữ nơi tối và bảo quản ở nhiệt độ 4 °C.
A.2. Môi trường lỏng thioglycollat (FTM)
A.2.1. Thành phần
Streptomycin sulfat (500 IU/ml): 3,13 g
Penicilin G (500 IU/ml): 6,55 g
Nước khử ion: 500 ml
A.2.2. Chuẩn bị
Trộn 3,13 g streptomycin sulfat và 6,55 g penicillin G vào 500 ml nước khử ion và lắc đến khi các kháng sinh tan hoàn toàn.
Dung dịch được bảo quản ở nhiệt độ 4 oC.
A.3. Thuốc nhuộm Lugol iodine
A.3.1. Thành phần
Kali iodua: 6 g
l-ốt: 4 g
Nước cất: 100 ml
A.3.2. Chuẩn bị
Trộn 6 g Kali iodua và 4 g lốt vào 100 ml cho nước cất, lắc cho tan. Để yên trong 24 h sau đó được lọc qua giấy lọc.
Dung dịch được giữ trong chai màu nâu ở nhiệt độ phòng để tránh sự kết tủa. Dung dịch có thể được giữ trong nhiều tuần nhưng nên thỉnh thoảng lọc để loại bỏ các hạt kết tủa có thể xuất hiện.
A.4. Dung dịch đệm TAE hoặc TBE
A.4.1. Thành phần
Dung dịch TAE (hoặc TBE) 10X: 100 ml
Nước khử ion: 900 ml
Tổng: 1000 ml dung dịch TAE (TBE) 1X
A.4.2. Chuẩn bị
Lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hòa chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Theo đó moi trường lỏng thioglycollat (FTM) dùng trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni gồm hai cách điều chế.

Cách thứ nhất thành phần điều chế cần: 29,3 g Môi trường FTM; 22g Natri clorua; và 1000 ml nước cất

Sau đó trộn 22 g natri clorua và 29,3 g FTM vào 1 000 ml nước cất. Đun cho tan hoàn toàn đến khi dung dịch có màu vàng trong. Chia ra các ống nghiệm vô trùng, mỗi ống khoảng 9,5 ml. Hấp tiệt trùng trong nồi hấp (4.1.1) ở 115 °C trong 20 min. Các ống nghiệm này được giữ nơi tối và bảo quản ở nhiệt độ 4 °C.

Cách thứ hai thành phần điều chế cần: 3,13 g Streptomycin sulfat (500 IU/ml); 6,55 g Penicilin G (500 IU/ml) và 500ml nước khử ion.

Trộn 3,13 g streptomycin sulfat và 6,55 g penicillin G vào 500 ml nước khử ion và lắc đến khi các kháng sinh tan hoàn toàn.Dung dịch được bảo quản ở nhiệt độ 4 oC.

Bệnh thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sảncó trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 về bệnh thủy sản quy trình chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-8:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm (IMNV) thế nào?
Pháp luật
Thuốc thử môi trường lỏng thioglycollat trong phương pháp nuôi cấy để chẩn đoán bệnh thủy sản ở bào ngư khi nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải tiến hành phương pháp PCR ngay khi nhận được mẫu bệnh phẩm có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng Perkinsus olseni hay không?
Pháp luật
Để phát hiện ký sinh trùng Perkinsus olseni gây nên bệnh thủy sản ở bào ngư thì cần tiến hành phương pháp nuôi cấy như thế nào?
Pháp luật
Khoảng thời gian nào ký sinh trùng Perkinsus olseni thường xuất hiện gây bệnh thủy sản ở bào ngư nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh thủy sản
1,087 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào