Thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói như thế nào? Có đóng gói dưới dạng ống tiêm thủy tinh cho đẹp được không?

Công ty tôi mới tham gia thị trường sản xuất buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, tôi muốn hỏi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói như thế nào để phù hợp với quy định pháp luật? Có đóng gói dưới dạng ống tiêm thủy tinh cho đẹp được không?

Nguyên tắc bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;

- Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;

- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;

- Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.

Nguyên tắc bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật

Điều 74 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.

(1) Bao gói phải đảm bảo:

- Chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;

- Phải kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;

- Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.

(2) Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:

- Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;

- Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;

- Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.

(3) Các lớp bao gói bên trong khi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc rò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.

(4) Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn thích hợp.

(5) Các thuốc bảo vệ thực vật không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hóa chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra: bốc cháy hoặc phát nhiệt lớn; phát nhiệt hoặc bốc cháy tạo hơi ngạt, ô xy hóa hay khí độc; tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh; tạo ra các chất không bền.

(6) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng

- Phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển;

- Phải có khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển;

- Phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.

(7) Bao gói của thuốc bảo vệ thực vật dễ bay hơi phải đủ độ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.

(8) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

(9) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.

(10) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng tiêu chuẩn cho bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.

Thuốc bảo vệ thực vật đóng gói dạng ống tiêm thủy tinh được không?

Điều 24 Nghị định 31/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

"3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sản xuất thuốc không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;

b) Đóng gói thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;

c) Tiếp tục sản xuất khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ Điều kiện sản xuất thuốc;

d) Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

...

9. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái chế thuốc thành phẩm còn có khả năng tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật có nhãn sai quy định và buộc loại bỏ các nội dung vi phạm hoặc thay nhãn theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.”

Theo đó hành vi đóng gói thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh sẽ bị xử phạt từ 15-20 triệu đồng. Đồng thời buộc tiêu hủy số thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật. Tuy nhiên đây chỉ là mức xử phạt đối với cá nhân, còn tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).

Thuốc bảo vệ thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc bảo vệ thực vật
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trường hợp nào không phải thực hiện gia hạn không?
Pháp luật
Người dân xây dựng mái vòm xung quanh trụ điện hạ áp có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sớm được hoàn thành theo thông báo 425/TB-VPCP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc bảo vệ thực vật
2,049 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc bảo vệ thực vật Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc bảo vệ thực vật Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào