Thuế giá trị gia tăng sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống được quy định như thế nào?
- Thuế giá trị gia tăng sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống được quy định như thế nào?
- Thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống được nộp ở đâu?
- Những trường hợp nào thì không phải kê khai tính thuế giá trị gia tăng?
Thuế giá trị gia tăng sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống được quy định như thế nào?
Liên quan đến thuế giá trị gia tăng sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống như ngô hạt,...
Thì Tổng Cục thuế đã từng ban hành Công văn 2487/TCT-CS năm 2020 về xác định chính sách thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống như ngô hạt do Tổng cục Thuế ban hành xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sản xác định các sản phẩm này áp dụng thuế giá trị gia tăng theo chính sách nào.
Sau đó đã áp dụng thống nhất là xác định thuế giá trị gia tăng theo sản phẩm trồng trọt hay vẫn tách riêng thuế giá trị gia tăng theo sản phẩm trồng trọt và thuế giá trị gia tăng theo thức ăn chăn nuôi.
Theo Công văn 534/CN-TACN năm 2020 về mặt hàng ngô hạt làm thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi ban hành để trả lời cho Công văn 2487/TCT-CS năm 2020 của Tổng Cục thuế thì Cục chăn nuôi hướng dẫn xác định thức ăn chăn nuôi riêng và sản phẩm trồng trọt riêng, cụ thể:
Khi dùng làm TACN, mặt hàng ngô hạt chịu sự quản lý và áp dụng các chính sách như một loại TACN truyền thống.
- Các giấy tờ để chứng minh mặt hàng ngô hạt được dùng làm TACN truyền thống là:
+ Đối với ngô hạt nhập khẩu: Tờ khai đăng ký nhập khẩu phù hợp với mục đích và yêu cầu làm TACN;
+ Ngô hạt sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu về lưu hành trong mức phải có hợp đồng kinh tế mua bán làm TACN.
Sau đó, Tổng Cục thuế đã có Công văn 3041/TCT-CS năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm ngô hạt do Tổng Cục thuế ban hành giải đáp vấn đề này như sau:
Về chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng ngô hạt, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2487/TCT-CS ngày 18/6/2020 lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 26/6/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn trả lời số 534/CN-TACN về mặt hàng ngô hạt làm thức ăn chăn nuôi.
(bản photocopy các công văn đính kèm).
Do đó, đề nghị Cục Thuế tỉnh Lào Cai căn cứ ý kiến của Bộ NN&PTNT tại công văn số 534/CN-TACN nêu trên và đối chiếu với các quy định pháp luật về chính sách thuế giá trị gia tăng để thực hiện.
Như vậy, đối với sản sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống thì để xác định thuế giá trị gia tăng áp dụng theo chính sách nào phải căn cứ vào mục đích nhập khẩu, mua bán để xác định.
Nếu xác định thức ăn chăn nuôi thì sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng cho tất cả các khâu, bao gồm cả việc bán cho doanh nghiệp và cá nhân theo khoản 3a Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Thuế giá trị gia tăng (Hình từ Internet)
Thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống được nộp ở đâu?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Nơi nộp thuế
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.
...
5. Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Như vậy, tùy thuộc vào hình thức sản xuất mà nơi nộp thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm lưỡng tính vừa là sản phẩm trồng trọt vừa là nguyên liệu thức ăn truyền thống được quy định như trên.
Những trường hợp nào thì không phải kê khai tính thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì:
- Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
- Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
- Các trường hợp khác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?