Thực phẩm bổ sung là gì? Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung dưới 10% RNI thì có phải là thực phẩm bổ sung không?

Có được coi là thực phẩm bổ sung khi chị sản xuất nước yến dành cho trẻ em, trong thành phần có bổ sung các chất canxi, lysine, taurine, nhưng % RNI thì dưới 10% không em. Công bố khuyến cáo về sức khỏe về thực phẩm bổ sung được pháp luật quy định như thế nào? Câu hỏi đến từ chị G.T đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Thực phẩm bổ sung là gì?

Thực phẩm bổ sung được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định:

Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung dưới 10% RNI thì có phải là thực phẩm bổ sung không?

Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung dưới 10% RNI thì có phải là thực phẩm bổ sung không quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 43/2014/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2023/TT-BYT như sau:

Yêu cầu về nội dung công bố
1. Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims):
Khi bổ sung các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác vào thực phẩm, việc công bố hàm lượng các chất đó có trong thực phẩm tính theo lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI) được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, như sau:
a) Khi hàm lượng chất dưới 10% RNI hoặc dưới 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học (đối với chất chưa có RNI) thì không được ghi công bố về chất đó;
b) Khi hàm lượng chất đạt tối thiểu 10% RNI hoặc đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học (đối với chất chưa có RNI) thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100g sản phẩm;
c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
...

Theo quy định này thì nếu hàm lượng dưới 10% RNI thì sẽ không ghi công bố về chất đó chứ không có quy định nếu dưới 10% này thì xem là sản phẩm thông thường, vì theo định nghĩa ở trên nếu có chứa vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác thì nó được xem là thực phẩm bổ sung.

Lưu ý:

Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 43/2014/TT-BYT.

Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung dưới 10% RNI thì có phải là thực phẩm bổ sung không?

Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung dưới 10% RNI thì có phải là thực phẩm bổ sung không? (Hình từ Internet)

Công bố khuyến cáo về sức khỏe về thực phẩm bổ sung được pháp luật quy định như thế nào?

Công bố khuyến cáo về sức khỏe về thực phẩm bổ sung tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 43/2014/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 17/2023/TT-BYT cũng quy định:

Yêu cầu về nội dung công bố
...
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
a) Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt tối thiểu 10% RNI và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh;
b) Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khoẻ của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi hàm lượng của các thành phần này đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;
c) Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với bằng chứng khoa học chứng minh.

Theo đó, công bố khuyến cáo về sức khỏe về thực phẩm bổ sung được pháp luật quy định như sau:

- Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt tối thiểu 10% RNI và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh;

- Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khoẻ của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi hàm lượng của các thành phần này đạt tối thiểu 10% lượng sử dụng của thành phần đó đã nêu trong bằng chứng khoa học;

- Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với bằng chứng khoa học chứng minh.

Thực phẩm bổ sung
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực phẩm chức năng khác gì với thực phẩm bổ sung? Việc ghi nhãn thực phẩm chức năng được quy định thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?
Pháp luật
Thực phẩm bổ sung là gì? Sản phẩm có chứa thành phần bổ sung dưới 10% RNI thì có phải là thực phẩm bổ sung không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm bổ sung
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
8,840 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm bổ sung

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực phẩm bổ sung

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào