Thực hiện công việc phục vụ cồng đồng do có hành vi bạo lực gia đình có bao gồm việc sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm không?
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng có phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
- Thực hiện công việc phục vụ cồng đồng do có hành vi bạo lực gia đình có bao gồm việc sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm không?
- Danh mục công việc phục vụ cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng có phải là biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực được quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cấm tiếp xúc;
d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
...
Như vậy theo quy định của pháp luật thì các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
- Buộc người thực hiện hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra vụ việc;
- Cấm tiếp xúc giữa người thực hiện hành vi bạo lực và người bị bạo lực;
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình;
- Chăm sóc, điều trị cho người bị bạo lực gia đình;
- Trợ giúp pháp lý, tư vấn tâm lý đối với người bị bạo lực gia đình, nâng cao kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình;
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình;
- Tổ chức góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
- Người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện phục vụ cộng đồng là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
Thực hiện công việc phục vụ cồng đồng do có hành vi bạo lực gia đình có bao gồm việc sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm không? (Hình từ internet)
Thực hiện công việc phục vụ cồng đồng do có hành vi bạo lực gia đình có bao gồm việc sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm không?
Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
1. Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:
a) Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;
b) Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
...
Theo quy định của pháp luật thực hiện công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ phục vụ trực tiếp cho những lợi ích của cộng đồng nơi mà người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống bao gồm những việc sau:
- Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh trên địa bàn cộng đồng dân cư;
- Sửa chữa, làm sạch những nơi sau: đường làng ngõ xóm, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc những công trình công cộng;
- Tham gia những công việc khác với mục đích cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng dân cư nơi sinh sống.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện việc sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm là một trong những công việc phục vụ cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống.
Danh mục công việc phục vụ cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Danh mục công việc phục vụ cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực dựa trên cơ sở quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
...
2. Danh mục công việc quy định tại khoản 1 Điều này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật danh mục công việc phục vụ cộng đồng do chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã công nhận dựa trên cơ sở từ việc cộng đồng dân cư đã thảo luận và quyết định.
Cũng theo quy định này thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú được quyết định và tổ chức cho người đó thực hiện những công việc phục vụ cộng đồng dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?