Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện trong phạm vi nào thì được Nhà nước ưu tiên đầu tư?

Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện trong phạm vi nào thì được Nhà nước ưu tiên đầu tư? Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện theo các phương thức nào? Thư viện công cộng cấp huyện được khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện như thế nào?

Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện trong phạm vi nào thì được Nhà nước ưu tiên đầu tư?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 93/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Tiêu chí xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư
...
2. Cơ sở vật chất, tiện ích, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu phục vụ người sử dụng thư viện và khả năng mở rộng liên thông, liên kết thư viện trong lĩnh vực, ngành hoặc vùng, miền, địa phương:
a) Có ít nhất 500.000 đơn vị bảo quản, trong đó có ít nhất 200.000 bản sách và ít nhất 5.000 đầu tài liệu số; cơ sở dữ liệu dùng chung đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, tuân thủ quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và an ninh mạng;
b) Tài nguyên thông tin được lưu trữ, bảo quản và quản lý bằng hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại: Thư viện có phần mềm tiên tiến ứng dụng trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý thư viện; có cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tra cứu mục lục trực tuyến và các dịch vụ cung cấp tài liệu số; có dịch vụ tư vấn trực tuyến cho người sử dụng; sử dụng máy tính và các trang thiết bị hiện đại để triển khai phục vụ người sử dụng thư viện;
c) Không gian đọc thân thiện, bảo đảm khả năng tiếp cận thư viện cho mọi đối tượng người sử dụng; bảo đảm vệ sinh môi trường, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;
d) Có ít nhất 50 máy vi tính phục vụ người sử dụng thư viện;
đ) Đã thực hiện liên thông thư viện ở phạm vi vùng, miền, địa phương hoặc lĩnh vực, ngành hoặc quốc tế.
...

Như vậy, thư viện công cộng cấp huyện được Nhà nước ưu tiên đầu tư khi đã thực hiện liên thông thư viện ở phạm vi vùng, miền, địa phương hoặc lĩnh vực, ngành hoặc quốc tế.

Ngoài ra, thư viện công cộng cấp huyện đáp ứng được các điều kiện khác về cơ sở vật chất, tiện ích thì được xác định có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư như sau:

(1) Có ít nhất 500.000 đơn vị bảo quản, trong đó có ít nhất 200.000 bản sách và ít nhất 5.000 đầu tài liệu số;

Cơ sở dữ liệu dùng chung đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, tuân thủ quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và an ninh mạng;

(2) Tài nguyên thông tin được lưu trữ, bảo quản và quản lý bằng hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại:

- Có phần mềm tiên tiến ứng dụng trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý thư viện;

- Có cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tra cứu mục lục trực tuyến và các dịch vụ cung cấp tài liệu số;

- Có dịch vụ tư vấn trực tuyến cho người sử dụng; sử dụng máy tính và các trang thiết bị hiện đại để triển khai phục vụ người sử dụng thư viện;

(3) Không gian đọc thân thiện, bảo đảm khả năng tiếp cận thư viện cho mọi đối tượng người sử dụng;

Bảo đảm vệ sinh môi trường, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;

(4) Có ít nhất 50 máy vi tính phục vụ người sử dụng thư viện;

Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện trong phạm vi nào thì được Nhà nước ưu tiên đầu tư?

Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện trong phạm vi nào thì được Nhà nước ưu tiên đầu tư? (Hình từ Internet)

Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện theo các phương thức nào?

Căn cứ tại Điều 29 Luật Thư viện 2019 về liên thông thư viện như sau:

Liên thông thư viện
1. Liên thông thư viện bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hợp tác trong việc bổ sung, mua, thu thập tài nguyên thông tin dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hợp;
b) Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;
c) Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện.
2. Liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Liên thông theo khu vực địa lý;
b) Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;
c) Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;
d) Liên thông giữa các loại thư viện.
...

Như vậy, thư viện công cộng cấp tỉnh thực hiện liên thông thư viện theo các phương thức sau:

- Liên thông theo khu vực địa lý;

- Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;

- Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;

- Liên thông giữa các loại thư viện.

Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện việc liên thông thư viện phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 93/2020/NĐ-CP thì thư viện công cộng cấp huyện thực hiện việc liên thông thư viện phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho hoạt động thư viện.

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng.

- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện.

- Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.

Thư viện công cộng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thư viện công cộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bao nhiêu sách thì được mở thư viện công cộng cấp huyện
Pháp luật
Thư viện công cộng cấp tỉnh có được Nhà nước ưu tiên đầu tư không? Diện tích không gian đọc dành cho người sử dụng thư viện là bao nhiêu?
Pháp luật
Không gian đọc, phòng đọc cơ sở có được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin từ thư viện công cộng không?
Pháp luật
Thư viện công cộng cấp xã có phải bảo đảm trang thiết bị bảo quản tài nguyên thông tin theo quy định pháp luật không?
Pháp luật
Thư viện cấp tỉnh có bao nhiêu đơn vị bảo quản thì được xác định có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư?
Pháp luật
Thư viện công cộng cấp huyện thực hiện liên thông thư viện trong phạm vi nào thì được Nhà nước ưu tiên đầu tư?
Pháp luật
Thư viện công cộng là gì? Trẻ em có được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin phù hợp với lứa tuổi, cấp học không?
Pháp luật
Thư viện công cộng cấp tỉnh cần đảm bảo diện tích không gian đọc tổng hợp bao nhiêu để có thể được thành lập?
Pháp luật
Thư viện công cộng cấp huyện tự chấm dứt hoạt động thư viện thì phải thông báo với cơ quan nào?
Pháp luật
Thư viện công cộng cấp tỉnh là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo đối với thư viện công cộng cấp tỉnh ?
Pháp luật
Thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng gì? Có những chức danh lãnh đạo nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thư viện công cộng
163 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thư viện công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thư viện công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào