Thủ tướng có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn ODA nào? Các trường hợp nào được điều chỉnh dự án sử dụng vốn ODA?
Thủ tướng có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn ODA nào?
Theo Điều 20 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi sau đây như sau:
- Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
- Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn ODA? Các trường hợp nào được điều chỉnh dự án sử dụng vốn ODA? (hình từ internet)
Các trường hợp nào được điều chỉnh dự án sử dụng vốn ODA?
Theo Điều 22 Nghị định 114/2021/NĐ-CP quy định về điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
Điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Đầu tư công.
2. Việc điều chỉnh chương trình, dự án được thực hiện trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 43 Luật Đầu tư công.
3. Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Đầu tư công và Nghị định của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.
....
Theo Điều 43 Luật Đầu tư công 2019 quy định về điều chỉnh chương trình, dự án như sau:
Điều chỉnh chương trình, dự án
1. Việc điều chỉnh chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh mục tiêu và thay đổi điều kiện thực hiện trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện chương trình.
2. Việc điều chỉnh dự án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
b) Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
c) Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;
d) Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;
đ) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
e) Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
...
Như vậy, những trường hợp sau được điều chỉnh dự án sử dụng vốn ODA:
- Khi điều chỉnh hoặc dừng chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Khi điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
- Do nguyên nhân bất khả kháng làm thay đổi về mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí và thời gian thực hiện dự án;
- Do ảnh hưởng của sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc yếu tố bất khả kháng khác khi đã hết thời gian bảo hiểm của dự án;
- Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn về tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định
- Khi chỉ số giá trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền quyết định.
Nguyên tắc quản lý đầu tư công là gì?
Theo Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?