Thủ tướng Chính phủ là người quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần đúng không?
- Thủ tướng Chính phủ là người quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần đúng không?
- Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước tại công ty cổ phần thực hiện trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần gồm những gì?
Thủ tướng Chính phủ là người quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần đúng không?
Người quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định tại Điều 17 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
Bên cạnh đó cơ quan đại diện chủ sở hữu cũng có quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định, trừ công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước tại công ty cổ phần thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần của Nhà nước tại công ty cổ phần thuộc một trong những trường hợp sau:
- Không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
- Cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên lập hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền trước khi người đại diện phần vốn nhà nước tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên. Hồ sơ gồm:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kế hoạch tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
b) Phương án bổ sung vốn nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
c) Bản sao Báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất với thời điểm lập phương án bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được kiểm toán.
d) Đề xuất nguồn vốn đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; cổ tức, lợi nhuận được chia, Quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn và quỹ khác (nếu có) tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Như vậy, hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần gồm những tài liệu sau:
(1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kế hoạch tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
(2) Phương án bổ sung vốn nhà nước theo quy định.
(3) Bản sao Báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất với thời điểm lập phương án bổ sung vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được kiểm toán.
(4) Đề xuất nguồn vốn đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tại các công ty cổ phần bao gồm:
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
- Cổ tức, lợi nhuận được chia, Quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn và quỹ khác (nếu có) tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?