Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ai? Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và nghĩa vụ gì? Thủ tướng làm việc trong bao lâu?

Tôi muốn biết Thủ tướng hiện nay là ai? Thủ tướng Chính phủ làm việc trong bao lâu? Và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ có lớn không? Nhờ các bạn giải đáp giúp. Xin cảm ơn.

Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ai?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 95 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể Thủ tướng Chính phủ như sau:

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là Ông Phạm Minh Chính.

Dựa theo tài liệu từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ tiểu sử của ông Phạm Minh Chính đương là Thủ tướng Chính Phủ như sau:

HỌ VÀ TÊN: PHẠM MINH CHÍNH

NGÀY SINH: 10/12/1958

QUÊ QUÁN: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

DÂN TỘC: Kinh

TÔN GIÁO; Không

NGÀY VÀO ĐẢNG: 25/12/1986

Ngày chính thức: 25/12/1987

TRÌNH ĐỘ ĐƯỢC ĐÀO TẠO

• Giáo dục phổ thông: 10/10

• Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật

• Học hàm, học vị: Tiến sỹ Luật học, Phó Giáo sư Ngành Khoa học An ninh

• Lý luận chính trị: Cao cấp

• Ngoại ngữ: Tiếng Rumani D

KHEN THƯỞNG

• 01 Huân chương Quân công hạng Ba

• 02 Huân chương Chiến công hạng Hai

• 01 Huân chương Lao động hạng Nhì

• 01 Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất

• 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ

CHỨC VỤ

• Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, XIII.

• Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII, XIII.

• Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (từ 05/4/2021)

• Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.

+ Từ 9/1977 - 9/1984: Học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Đại học Xây dựng Bucarest - Rumani, Khoa xây dựng dân dụng - công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép.

+ Từ 8/1982 - 9/1984: Được bầu làm Bí thư BCH Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại nước cộng hòa Rumani.

+ Từ 9/1984 - 01/1985: Tốt nghiệp Đại học, chờ tiếp nhận công tác.

+ Từ 01/1985 - 08/1987: Cán bộ tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

+ Từ 7/1985 – 9/1985: Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) – Bộ Ngoại giao.

+ Từ 9/1986 – 7/1987: Đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo (nay là Học viện Quốc tế) – Bộ Công an.

+ Từ 8/1987 – 01/1989: Cán bộ tình báo Cụm Tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công An.

+ Từ 01/1989 – 01/1990: Cán bộ tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

+ Từ 01/1990 – 3/1991: Cán bộ tình báo, Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

+ Từ 3/1991 - 11/1994 :Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.

+ Từ 11/1994 - 5/1999: Cán bộ tình báo; Phó Trưởng phòng Cục Tình báo Châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an.

+ Từ 8/1996 – 01/1997: Đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh) – Bộ Công an.

+ Từ 9/1999 – 9/2001: Đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại trường Đảng cao cấp (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

+ Từ 5/1999 - 5/2006: Phó Cục trưởng; Quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế - khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

+ Từ 5/2006 - 12/2009: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.

+ Từ 12/2009 - 8/2010: Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.

+ Từ 8/2010 - 8/2011: Uỷ viên Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần - kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào BCHTW Đảng.

+ Từ 8/2011 - 02/2015: Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.

+ Từ 2/2015 - 01/2016: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.

+ Từ 02/2016 - 4/2021: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu lại vào BCH Trung ương Đảng và được BCH Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.

+ Từ 4/2021 - nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

Nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ là bao lâu?

Căn cứ Điều 71 Hiến pháp 2013Điều 97 Hiến pháp 2013 lần lượt quy định nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính Phủ như sau:

- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.

- Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.

- Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

- Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Như vậy, nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 (năm) năm.

Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và nghĩa vụ gì?

Căn cứ quy định tại Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng như sau:

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;

- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.


Thủ tướng Chính phủ Tải trọn bộ các quy định về Thủ tướng Chính phủ hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tướng Chính phủ do cơ quan nào bầu ra?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có những quyền nào? Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước quyền lực của ai cao hơn?
Pháp luật
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ mấy nhiệm kỳ? Nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm phải báo cáo công tác của mình trước Chủ tịch nước hay không?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh hay không?
Pháp luật
Mức lương của Thủ tướng chính phủ trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với những cán bộ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ được bầu theo trình tự nào? Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo trình tự nào?
Pháp luật
Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? Miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi thì được ứng cử làm Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam? Thủ tướng cần đáp ứng điều kiện chung nào?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ sẽ có tối đa bao nhiêu trợ lý giúp việc cho mình theo quy định của pháp luật hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tướng Chính phủ
22,157 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tướng Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tướng Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào