Thủ tục xuất khẩu nhập khẩu găng tay được quy định cụ thể như thế nào? Chính sách thuế xuất khẩu nhập khẩu quy định như thế nào?
Thủ tục xuất khẩu nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để đặt gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công
Căn cứ khoản 44 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư như sau:
*Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư
- Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi đã thông báo hợp đồng gia công;
- Hồ sơ hải quan thực hiện như hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Chương II Thông tư này. Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp thêm chứng từ sau đây:
+ Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
++ Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
++ Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
+ Văn bản thông báo về việc hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm: 01 bản chính.
Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm về việc xác định hàng hóa xuất khẩu có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm để làm cơ sở xác định hàng hóa đủ điều kiện miễn thuế.
Người khai hải quan chỉ phải nộp văn bản thông báo tại thời điểm thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu lô hàng đầu tiên. Đối với các lô hàng xuất khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai cụ thể số, ngày văn bản thông báo tại tiêu chí “Phần ghi chú” theo định dạng như sau: “TNKSD51: số văn bản, ngày văn bản” trên các tờ khai hải quan xuất khẩu cùng mặt hàng.
- Trường hợp gia công chuyển tiếp ở nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không phải làm thủ tục gia công chuyển tiếp với cơ quan hải quan.
* Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
- Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công;
- Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.
Chính sách thuế xuất khẩu nhập khẩu
Chính sách thuế xuất khẩu nhập khẩu quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (điểm a khoản 1 khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:
+ Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa (trừ phế liệu tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công xuất khẩu từ hàng hóa nhập khẩu) xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thì không được miễn thuế xuất khẩu.
Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP.
+ Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;
+ Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;
+ Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu.
Pháp luật quy định hàng hóa có xuất xứ như thê nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa có xuất xứ như sau:
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc
- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này
Trường hợp của Công ty anh/ sẽ nhập khẩu bán thành phẩm sau khi đặt gia công tại nước ngoài, và thực hiện các bước kiểm tra chất lượng, khử khuẩn, phân loại và đóng gói… Như vậy, hàng hoá chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản theo Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng điều kiện khai báo cũng như thể hiện xuất xứ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?