Thủ tục xin cấp phép cho sản phẩm tạng động vật đông lạnh được nhập khẩu với mục đích đào tạo bác sĩ trong lĩnh vực y tế?

Hiện chúng tôi có kế hoạch nhập khẩu sản phẩm tạng động vật đông lạnh có nguồn gốc từ lợn và bò nhằm mục đích đào tạo bác sĩ phẫu thuật khi sử dụng hệ thống robot phẫu thuật nội soi da Vinci của chúng tôi. Việc đào tạo là rất cần thiết và bắt buộc để bác sĩ làm quen với thiết bị trước khi vận hành thiết bị đó thực tế trên bệnh nhân nhằm mục đích an toàn và hiệu quả. Sản phẩm tạng động vật này của chúng tôi chỉ sử dụng với mục đích đào tạo bác sĩ làm quen với hệ thống robot phẫu thuật soi da Vinci, không sử dụng trên người hay trên bất kỳ vật thể sống nào. Sản phẩm là hàng đông lạnh, có nguồn gốc từ lợn và bò và được nhập khẩu từ Mỹ, không có máy móc đi kèm. Sản phẩm này chỉ dùng đào tạo 1 lần, sau khi đào tạo xong chúng tôi sẽ tiến hành tiêu hủy. Sau khi nghiên cứu các quy định, chúng tôi chưa tìm thấy có quy định nào cụ thể cho trường hợp sản phẩm này của chúng tôi. Xin hướng dẫn cho Doanh nghiệp: - Thủ tục hải quan, chính sách nhập khẩu hàng hóa - Hs code của mặt hàng Tạng động vật đông lạnh nguồn gốc từ lợn và bò dùng với mục đích như trên thì sẽ áp vào mã số nào? - Sau khi sử dụng xong, khi tiến hành tiêu hủy Doanh nghiệp sẽ tự tiêu hủy hay có cần văn bản xác nhận từ Hải quan hay Cơ quan chuyên ngành nào hay không?

Thủ tục xin cấp phép cho sản phẩm tạng động vật đông lạnh được nhập khẩu với mục đích đào tạo bác sĩ trong lĩnh vực y tế?

* Về thủ tục hải quan, chính sách nhập khẩu hàng hóa:

- Về hồ sơ hải quan của hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), quy định cụ thể như sau:

- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

+Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;

+ Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;

- Bảmg kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;

- Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:

+Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;

+ Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.

- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;

- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;

- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

-Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.

Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

* Hồ sơ hải quan đối với các trường hợp hàng hóa nhập khẩu khác, bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), có các đối tượng cụ thể như sau:

- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế

- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Hồ sơ hải quan đối với trường hợp giảm thuế

- Hồ sơ hải quan đối với trường hợp không thu thuế

* Về các thủ tục khai hải quan, bạn có thể xem thông tin chi tiết tại Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

* Mặt hàng không thuộc trường hợp cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Do đó, công ty có thể nhập khẩu như hàng hóa thông thường.

* Căn cứ Mục II “SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT”, khoản 1) “Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật quy định tại mục I của Danh mục này ở dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh, đóng hộp” - Phụ lục 1 “Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch” Ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: mặt hàng nội tạng động vật thuộc danh mục phải được đăng ký kiểm dịch; hồ sơ kiểm dịch theo khoản 1, Điều 8, thủ tục kiểm dịch theo Điều 9.

Tạng động vật

Tạng động vật

Hs code của mặt hàng Tạng động vật đông lạnh nguồn gốc từ lợn và bò dùng với mục đích như trên thì sẽ áp vào mã số nào?

- Ruột, bong bóng và dạ dày của lợn/ bò, ăn được hoặc không ăn được, được phân loại vào nhóm 0504;

- Các sản phẩm động vật khác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, không thích hợp sử dụng cho người, được phân loại vào nhóm 0511.

(Không quy định phân loại hàng hóa chỉ “nhằm mục đích đào tạo bác sĩ phẫu thuật” như doanh nghiệp đặt ra yêu cầu trên) 

Sau khi sử dụng xong, khi tiến hành tiêu hủy doanh nghiệp sẽ tự tiêu hủy hay có cần văn bản xác nhận từ Hải quan hay Cơ quan chuyên ngành nào hay không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT, quy định về các chất thải lây nhiễm trong hoạt động y tế bao gồm:

Điều 4. Phân định chất thải y tế
1. Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
2. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;
...

Như vậy, xác động vật được sử dụng để thí nghiệm được xem là chất thải giải phẫu, thuộc loại chất thải lây nhiễm.

* Quy định về thu gom chất thải y tế lây nhiễm, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 20/2021/TT-BYT:

"Điều 7. Thu gom chất thải y tế
1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
a) Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
b) Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
c) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế;
e) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng."

* Về xử lý chất thải chất thải y tế nguy hại (bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm), được quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 20/2021/TT-BYT:

- Quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế

+ Cơ sở y tế tự xử lý chất thải y tế hoặc xử lý theo mô hình cụm phải vận hành thường xuyên công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và tuân thủ các quy định của pháp luật về giám sát, quan trắc môi trường.

+ Công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Chuyển giao chất thải y tế

+ Cơ sở y tế không tự xử lý chất thải y tế phải thực hiện chuyển giao chất thải y tế theo các quy định sau đây:

++ Chất thải y tế nguy hại phải được chuyển giao cho đơn vị có giấy phép phù hợp theo quy định của pháp luật, số lượng chất thải sau mỗi lần chuyển giao phải được ghi đầy đủ trong sổ giao nhận chất thải theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;

++ Chất thải rắn thông thường được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đơn vị nhận chuyển giao chất thải y tế phải thực hiện vận chuyển theo quy định, không làm thất thoát chất thải y tế ra bên ngoài. Chất thải y tế phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; việc bàn giao chất thải y tế để xử lý theo mô hình cụm phải được ghi vào sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Tạng động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục xin cấp phép cho sản phẩm tạng động vật đông lạnh được nhập khẩu với mục đích đào tạo bác sĩ trong lĩnh vực y tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạng động vật
2,371 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạng động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạng động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào