Vụ án dân sự bị đình chỉ do nguyên đơn được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tiền tạm ứng án phí được xác định như thế nào? Tôi có thắc mắc liên quan đến việc xác định tiền tạm ứng án phí cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết nếu sau khi đã thụ lý vụ án dân sự mà tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án với nguyên nhân là do người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc do nguyên đơn được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì khi đó tiền tạm ứng án phí được tính như thế nào? Có được trả lại hay không?
Chị tôi làm luật sư trợ giúp pháp lý trong một vụ án hành chính mà người khởi kiện là người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn. Cho tôi hỏi khi làm trợ giúp pháp lý trong một vụ án hành chính thì thời gian thực hiện việc trợ giúp pháp lý đó được tính như thế nào? Ai là người xác nhận thời gian trợ giúp pháp lý cho chị tôi?
Cách tính án phí dân sự sơ thẩm, trong trường hợp hòa giải thành? Xin chào, tôi có câu hỏi liên quan đến nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án dân sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết nếu tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên xét xử sơ thẩm mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án thì lúc này các bên có phải chịu án phí sơ thẩm nữa không?
Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo được hay không? Cụ thể, tôi đang là bị hại trong một vụ án hình sự. Hôm qua, tôi vừa mới biết được người làm chứng trong vụ án này lại là người thân thích của bị can. Vì thế tôi lo rằng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình cũng như những người khác trong vụ án. Do đó, tôi muốn biết theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào sẽ không được làm chứng? Trường hợp người làm chứng lại là người thân thích của bị can, bị cáo thì có được chấp nhận hay không?
Tôi là chủ một dây chơi hụi có hơn 10 hụi viên. Vừa rồi có một hụi viên đã hốt hụi rồi mà đến hạn không đóng hụi chết lại. Do tôi là chủ hụi nên phải đóng phần hụi bị hụi viên này giật. Tôi có gặp để đòi lại tiền nhưng người này nói ngang là tôi không có giấy tờ gì để đòi. Cho tôi hỏi tôi muốn đòi lại số tiền hụi viên này giật thì cần có những giấy tờ nào để kiện ra tòa?
Nếu nguyên đơn hoặc bị đơn được triệu tập lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ xử lý như thế nào? Cụ thể, tôi có thắc mắc là nếu tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự mà nguyên đơn hoặc là bị đơn vắng mặt, mặc dù đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai rồi thì tòa án sẽ giải quyết việc này ra sao?
Người nào phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự? Tôi đang chuẩn bị làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai với hàng xóm. Do đó, tôi đang muốn tìm hiểu những quy định pháp luật về nghĩa vụ chịu án phí. Cụ thể, tôi muốn hỏi đối với vụ án dân sự thì ai là người phải chịu án phí sơ thẩm? Và có những loại án phí nào trong vụ án dân sự?
Đối tượng nào được miễn, giảm án phí? Cho em hỏi gia đình em thuộc diện hộ nghèo vậy giờ cha em làm đơn khởi kiện thì có phải đóng tiền án phí hay không? Cha em có thuộc diện được miễn, giảm tiền án phí không ạ? Mong anh/chị trả lời sớm giúp em ạ!
Kết luận giám định có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Xin chào, tôi là Thu Mai. Tôi có câu hỏi liên quan đến kết luận giám định trong vụ án hình sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết trong vụ án hình sự thì kết luận giám định được giải thích như thế nào? Kết luận giám định có được xem là chứng cứ trong vụ án hình sự hay không? Người tiến hành giám định thì sẽ có nghĩa vụ như thế nào? Nếu họ kết luận gian dối thì họ có bị gì không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!
Xin chào, cho tôi hỏi thủ tục ly hôn thế nào nếu không xác định được nơi cư trú của đương sự? Cụ thể tôi và vợ ly thân đã lâu, chúng tôi dọn ra ở riêng và không liên lạc. Nay tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn nhưng không biết vợ đã dọn ra sống ở đâu thì làm sao xác định được Tòa án nào giải quyết đơn ly hôn?
Xin chào, hiện tại tôi đang yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng tôi, nhưng tôi không biết là có được quyền sao chụp tài liệu trong vụ án ly hôn của đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hay không?
Bên tôi là Ngân hàng. Hiện muốn khởi kiện khách hàng, các thông tin về khách hàng như sau:
+ Hợp đồng tín dụng ký tháng 8/2013, số tiền vay là 500 triệu đồng; được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và quyền sử dụng tài sản gắn liền trên đất, có trích dẫn tên tài sản và hợp đồng bảo đảm. tài sản chính chủ của bên vay.
+ Hợp đồng bảo đảm ký tháng 5/2011. Giá trị tài sản cố định giá 3 tỷ đồng, bảo đảm cho bên vay số tiền tối đa là 500 triệu đồng. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay được quy định cụ thể tại các hợp đồng tín dụng ký giữa bên vay và bên Ngân hàng. Thời hạn thế chấp là 60 tháng kể từ ngày ký. Tài sản đã thực hiện giao dịch bảo đảm theo quy định.
+ Dư nợ hiện tại còn 470 triệu đồng và lãi (cả quá hạn và trong hạn).
+ Hồ sơ: Có đầy đủ hồ sơ: đã có các thông báo, các biên bản làm việc. Mới đây nhất có biên bản làm việc tháng 8/2016: khách hàng cam kết trả một số nợ và đề xuất để cho khách hàng tự bán để trả nợ đến 31/12/2016. Tuy nhiên số trả nợ theo cam kết thực hiện không đúng (5tr/60tr).
+ hợp tác của khách hàng: Ông chồng không hợp tác, không ký vào các biên bản làm việc, chỉ bà vợ và con trai ký (bà vợ có ký trên các hợp đồng và bảo đảm).
Yêu cầu trợ giúp:
Đơn khởi kiện gồm nội dung gì?
Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như thế nào?
Thẩm phán có được là họ hàng của bị cáo không? Con tôi là bị hại trong một vụ cướp giật, vụ án đang chuẩn bị ra xét xử thì tôi nghe được thông tin thẩm phán xét xử có họ hàng với bị cáo. Điều này làm tôi thấy rất khó chịu vì nó có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, không vô tư, khách quan. Vì thế tôi muốn biết theo quy định của pháp luật thì nếu thẩm phán là họ hàng với bị cáo thì có được hay không? Có thể thay đổi thẩm phán trong trường hợp này không? Xin hãy trả lời sớm giúp tôi!
Người giám định có thể là người thân thích của bị can bị cáo không? Tôi có thắc mắc liên quan đến người giám định trong vụ án hình sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết nếu người giám định là người thân thích của bị can, bị cáo thì có phải thay đổi hay không? Pháp luật có quy định nào để đảm bảo sự khách quan trong trường hợp này không?
Vừa là người phiên dịch, vừa là người bào chữa có được không? Tôi có thắc mắc liên quan đến người phiên dịch, người bào chữa trong vụ án hình sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết trong cùng một vụ án hình sự thì một người có được vừa là người phiên dịch vừa là người bào chữa hay không?
Thời hạn tạm đình chỉ vụ án dân sự là bao lâu? Tôi có câu hỏi liên quan đến việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi có thắc mắc là thời hạn để tạm đình chỉ vụ án tối đa là bao lâu? Được quy định ở đâu? Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có bị kháng cáo, kháng nghị hay không?
Tòa án phúc thẩm có xem xét lại phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị hay không? Tôi đang là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp tài sản. Vụ án đã được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì mới đây bị đơn lại kháng cáo bản án sơ thẩm. Vì thế tôi có chút thắc mắc là khi xét xử phúc thẩm thì tòa án phúc thẩm chỉ xét lại những phần bản án sơ thẩm mà bị kháng cáo, kháng nghị thôi có đúng không? Có được xem xét những phần bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị hay không? Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền gì đối với bản án sơ thẩm?
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo? Tôi có thắc mắc liên quan đến thời hạn kháng cáo trong vụ án dân sự cần được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết thời điểm xác định thời hạn kháng cáo là khi nào? Trong mọi trường hợp thì thời điểm xác định kháng cáo có giống nhau không? Nếu đương sự không có mặt tại buổi tuyên án, thì thời hạn kháng cáo sẽ được xác định từ thời điểm nào?
Khi thay đổi, bổ sung kháng cáo trong giai đoạn phúc thẩm thì có bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo bản đầu không? Theo tôi được biết, trong vụ án dân sự thì người kháng cáo thể thay đổi, bổ sung kháng cáo. Vậy cho tôi hỏi mọi thay đổi, bổ sung kháng cáo của người kháng cáo đều được chấp nhận hay có bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu hay không?