Có phải pháp luật hiện hành quy định đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự không? Tôi có thắc mắc liên quan tới đối chất mong muốn được giải đáp. Theo như tôi được biết thì đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên có nhiều nguồn thông tin lại cho rằng đối chất là thủ tục không bắt buộc trong tố tụng dân sự. Vì có khá nhiều luồng thông tin tranh cãi về đối chất có phải là thủ tục bắt buộc không nên tôi muốn nhờ bên mình hỗ trợ giải đáp thắc mắc giúp tôi. Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.
Tạm giam và bảo lĩnh có tương tự nhau không? Thủ tục xin bảo lĩnh theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi có thắc mắc liên quan tới tạm giam và bảo lĩnh mong muốn được giải đáp thắc mắc. Hy vọng mọi người giúp tôi làm rõ về tạm giam, bảo lĩnh và thủ tục xin được bảo lĩnh vì tôi nghe có người bảo rằng bảo lĩnh chính là biện pháp tạm giam, đồng thời cũng có người nói ngược lại. Mong sớm được bên mình phản hồi và hỗ trợ. Cảm ơn!
Tôi là công chức cấp xã và đang muốn tìm hiểu thông tin về điều kiện để được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để chuẩn bị cho việc thăng tiến sau này. Tôi muốn hỏi, người 45 tuổi có thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không? Các tiêu chuẩn để bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là gì?
Chị A và anh B kết hôn năm 2015 cùng cư trú tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến đầu năm 2017, hai bên nảy sinh mâu thuẫn nên anh B dọn ra ở riêng tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian, chị A nộp đơn ra Toà xin ly hôn. Trong đơn, chị A yêu cầu được nhận 1/2 trị giá căn nhà mà anh chị đang sở hữu chung, được trực tiếp nuôi con và yêu cầu anh A cấp dưỡng cho bé C mỗi tháng 1.000.000 đồng. Tòa xử chấp nhận yêu cầu của chị A. Vậy cho em hỏi trường hợp này ai sẽ là người nộp tiền tạm ứng án phí, án phí vậy? Yêu cầu của chị A được chấp nhận vậy chị A không phải nộp án phí sơ thẩm có đúng không ạ?
Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không hay bị dẫn độ về nước để giải quyết ? Ngoài ra tôi muốn biết mục đích của dẫn độ là gì?
Khi đọc phạm vi điều chỉnh của luật khiếu nại, các khái niệm về thế nào là khiếu nại? Thế nào là quyết định hành chính, hành vi hành chính? Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức ... thì mình hiểu rằng về khiếu nại thì đối với cán bộ, công chức thì chỉ có thể khiếu nại duy nhất trong trường hợp khiếu nại là quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình?
Thời gian hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính? Tôi muốn hỏi một số vấn đề liên quan đến việc hoãn phiên tòa xét xử vụ án hành chính. Cụ thể, tôi có khởi kiện một vụ án hành chính tại Tòa án. Ở phiên xét xử sở thẩm lần đầu, người bị kiện không có mặt nên Tòa án đã tiến hành hoãn phiên tòa. Tôi nghĩ rằng họ đang cố tình né tránh, kéo dài thời gian giải quyết nên sợ rằng lần tiếp theo họ lại viện lý do để vắng mặt. Vì vậy, tôi muốn hỏi việc người bị kiện vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án có hoãn phiên tòa tiếp không? Thời hạn hoãn phiên tòa xét xử vụ án hành chính tối đa là bao lâu?
Tôi đang là nguyên đơn trong vụ án dân sự, vụ án của tôi đã được xét xử và tuyên án. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quyết định trong bản án nên muốn kháng cáo. Nhưng vì quá bận không sắp xếp được công việc nên tôi có ý định sẽ nhờ người đại diện theo ủy quyền của mình kháng cáo. Cho tôi hỏi tôi làm vậy thì có được không? Nếu được thì đơn kháng cáo trong trường hợp này cần làm như thế nào, bao gồm những nội dung gì và phải gửi đơn này đến cơ quan nào để giải quyết vậy ạ? Nhờ tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!
Nếu chủ đầu tư chậm bàn giao căn hộ thì khách hàng có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi của mình được không? Tôi có thắc mắc liên quan tới khởi kiện mong được giải đáp. Chủ đầu tư cam kết bàn giao căn hộ trong quý IV/2019, nếu trễ sẽ chịu lãi phạt vi phạm hợp đồng (0,03%/ngày), nhưng đến nay tôi chưa được nhận nhà. Tôi nghe nói theo luật không có khái niệm bàn giao căn hộ theo quý nên nếu có kiện chủ đầu tư ra tòa án thì cũng không được giải quyết. Cho hỏi sự thật có phải vậy hay không? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.
Theo Luật Trọng tài thương mại, sau khi mở Hội đồng trọng tài thì các trọng tài viên có thể đưa ra phán quyết về những vấn đề gì? Tôi có thắc mắc mong muốn được hỗ trợ giải đáp rằng sau khi mở Hội đồng trọng tài thì các trọng tài viên có thể đưa ra phán quyết về những vấn đề gì? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Sau khi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các bên thì phán quyết trọng tài sẽ được thi hành như thế nào? Tôi có thắc mắc liên quan tới phán quyết trọng tài. Sau khi Hội đồng trọng tại giải quyết tranh chấp giữa bên tôi và bên phía đối tác bên kia thì bên Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết trọng tài. Vậy thi hành phán quyết trọng tài có cần phải thông qua Tòa án không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Có đươc thay đổi người phiên dịch trong tố tụng dân sự không? Tôi có thắc mắc liên quan tới người phiên dịch mong được giải đáp. Trong một vụ kiện dân sự mà tôi tham gia với tư cách là bị đơn, phía nguyên đơn là người nước ngoài nên không hiểu được tiếng Việt nên họ có phiên dịch. Tôi muốn hỏi rằng nếu người phiên dịch đó dịch không đúng thì có được đổi phiên dịch không? Vì dù sao bên nguyên đơn nói chuyện cũng chỉ một mình phiên dịch hiểu. Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.
Bảo lãnh và bảo lĩnh trong hình sự có giống nhau không? Tôi có thắc mắc liên quan về bảo lãnh và bảo lĩnh. Tôi thường hay nghe người ta bảo rằng bảo lãnh cho người này người kia, nhưng tôi chưa bao giờ được nghe về bảo lĩnh. Có phải chăng bảo lãnh và bảo lĩnh là một không? Nếu hai từ đó không phải là một thì sự khác nhau giữa bảo lãnh và bảo lĩnh như thế nào? Mong sớm được giải đáp thắc mắc
Khi có tranh chấp xảy ra giữa hai bên, nếu có một bên vắng mặt hoặc không tuân theo chỉ thị của trọng tài viên thì sẽ như thế nào? Tôi có thắc mắc liên quan tới việc một trong hai bên vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc không tuân thủ theo chỉ thị của trọng tài. Tôi và bên đối tác của tôi có kí hợp đồng và trong hợp đồng có thỏa thuận rõ rằng nếu có tranh chấp xảy ra sẽ lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sau khi xảy ra tranh chấp, phía đối tác của tôi lại vắng mặt không có lý do chính đáng. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng khi có tranh chấp xảy ra giữa hai bên, nếu có một bên vắng mặt hoặc không tuân theo chỉ thị của trọng tài thì sẽ như thế nào? Rất mong được mọi người hỗ trợ giải đáp thắc mắc trên.
Điều kiện xác lập tư cách tham gia tố tụng là bị can? Cho hỏi bị can là gì? Khi viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra thì đối tượng đó có được coi là bị can không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Thời gian giải quyết đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự là bao lâu? Trong hoạt động tố tụng dân sự, sau khi nộp đơn khởi kiện thì thời gian để Tòa án giải quyết đơn khởi kiện của tôi là bao lâu?
Có thể đề nghị chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự không? Em có thắc mắc liên quan đến người đại diện trong tố tụng dân sự. Em năm nay 15 tuổi, sau khi bố mẹ em qua đời vì đại dịch vừa qua thì gia đình lớn của em có đưa nhau ra Tòa để tranh chấp đất đai, tài sản mà bố mẹ em để lại. Tính em vốn nhút nhát nên việc ra tòa hiện tại khiến em rất sợ và lo lắng. Vậy nên em muốn hỏi rằng em có thể đề nghị Tòa chỉ định người đại diện cho em không? Em mong sớm được anh chị giải đáp thắc mắc.
Em cần hỏi 1 số thông tin về Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Luật Tố tụng Trọng tài theo Luật Trọng tài 2010 và Luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể là Biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa 2 luật này giống và khác nhau ở điểm nào? Mong sớm được anh chị giải đáp thắc mắc. Em cảm ơn ạ.
Cho tôi hỏi rằng nếu xảy ra tranh chấp trong thương mại thì có những hình thức giải quyết tranh chấp như thế nào? Quy định của pháp luật có nêu rõ vấn đề này hay không xin cho tôi biết. Quy định về thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại như thế nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!