Anh có mua một phần của một mảnh đất trước năm 2000 của một người, có ký kết trên giấy, có xác nhận của trưởng xóm và mọi người trong xóm đều đứng ra làm chứng cho anh. Nhưng sau này ông chủ đất sang tên cho con trai ông ta mà anh không biết, vì khi mua xong chưa làm thủ tục sang tên tách thửa đất cho anh. Vậy làm thế nào để lấy lại được mảnh đất?
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định trường hợp nào thì cần phải hủy quyết định về thi hành án? Tôi có thắc mắc liên quan tới thi hành án mong sớm được giải đáp. Một người bạn của tôi có nói với tôi về trường hợp của bạn rằng theo căn cứ pháp lý mà quyết định thi hành bản án ban hành thì căn cứ đó đã bị bãi bỏ. Nếu quyết định thi hành bản án dựa vào căn cứ đã bị bãi bỏ như vậy thì quyết định thi hành án đó có được hủy không? Mong sớm được phản hồi. Xin cảm ơn.
Tôi tên là S, tôi sinh ra ở huyện H. Do không còn tình cảm với chồng nữa, tôi đã làm đơn khởi kiện ly hôn ra Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú của chồng tôi. Tòa án đã 02 lần gọi vợ chồng tôi lên để giải quyết vụ việc nhưng cả 2 lần anh ấy đều cố tình không đến.Theo ý kiến của cán bộ tòa án phụ trách vụ ly hôn của tôi thì nếu như chồng tôi không hợp tác thì dù tôi có đi hàng trăm lần cũng không giải quyết được vấn đề gì. Anh cán bộ tòa án còn nói nếu sau này tôi muốn lấy ai thì cứ lấy, còn tạm thời bây giờ chưa có ai thì cứ ở vậy đã. Đến khi anh ta muốn đi lấy vợ thì anh ta sẽ phải tự tìm đến tôi, khi đó, vụ việc ly hôn của 2 người sẽ được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện T nơi tôi cư trú. Anh cán bộ tòa án đọc cho tôi viết Đơn xin rút đơn khởi kiện ly hôn vì cán bộ nói với hoàn cảnh của gia đình tôi như thế thì rút đơn sẽ đỡ tốn nhiều loại chi phí.
Tôi muốn hỏi: Khi đã không có sự hợp tác để ly hôn của chồng tôi thì tôi mới phải ly hôn đơn phương, vậy sao tòa án huyện vẫn nói là không có sự hợp tác của chồng tôi thì sẽ không giải quyết được?
Tôi hiện đang là nguyên đơn trong một vụ kiện tranh chấp đất đai. Trước đó, tôi và phía bị đơn có thỏa thuận lựa chọn một công ty định giá mảnh đất tranh chấp đó. Mảnh đất được định giá là 1 tỷ triệu đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm bây giờ theo tôi được biết giá của mảnh đất này đã tăng cao hơn rất nhiều, lên đến 1 tỉ 500 triệu đồng. Vì vậy tôi muốn được định giá lại mảnh đất này thì tôi có thể yêu cầu tòa án định giá lại hay không? Đồng thời, tôi muốn biết ai có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản?
Trường hợp nào Tòa án trả lại đơn khởi kiện? Tôi đang muốn tìm hiểu các quy định về đơn khởi kiện vụ án dân sự nên cần được giúp đỡ. Cụ thể, tôi muốn biết thời hạn để tòa án xử lý đơn khởi kiện là bao lâu? Khi nào thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện? Nếu trả lại đơn thì tòa án có cho người khởi kiện biết lý do trả lại đơn không?
Tôi đang chuẩn bị làm đơn khởi kiện tranh chấp tài sản nên có một số câu hỏi mong được giải đáp. Cụ thể, tôi muốn biết có phải nếu đơn khởi kiện mà không đủ các yêu cầu quy định thì sẽ bị tòa án trả lại đơn hay không? Sau khi nộp đơn bao lâu thì tòa án mới quyết định thụ lý hay không thụ lý vụ án?
Khi nào được đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án? Tôi có thắc mắc muốn hỏi về việc đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án. Cụ thể, tôi là nguyên đơn trong vụ án dân sự, tôi vừa mới tham gia phiên họp hòa giải tại tòa án và đã được tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Nhưng bây giờ tôi không đồng ý với kết quả hòa giải đó nữa thì tôi có được kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án hay không? Tôi muốn biết trường hợp nào tôi được quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án? Thời hạn đề nghị xem xét lại là bao lâu?
Người phải thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế thi hành án nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Tôi có thắc mắc liên quan tới thi hành án mong được giải đáp. Người bạn của tôi có nói với tôi rằng khi mình bị cưỡng chế thi hành án thì mình phải chịu luôn chí phi thi hành án. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng theo như pháp luật hiện nay quy định thì người phải thi hành án phải chi trả những chi phí cưỡng chế thi hành án nào? Mong sớm được phản hồi. Xin cảm ơn.
Có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp người mẹ đã mất năng lực hành vi dân sự nên không thể nuôi con không? Tôi có thắc mắc liên quan tới biện pháp khẩn cấp tạm thời mong sớm được giải đáp thắc mắc. Bên cạnh nhà tôi có gia đình mà người mẹ đã mất đi năng lực hành vi dân sự, xung quanh cũng chẳng có họ hàng thân thích gì nhận nuôi bé, ba của bé thì đã đi biền biệt từ khi bé còn chưa chào đời. Nay tôi có đủ khả năng nuôi bé thì tôi có thể đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tôi có thể chăm sóc bé được không? Bé năm nay 6 tuổi. Mong sớm được giải đáp thắc mắc.
Có thể khởi tố vụ án hình sự đối với tội làm nhục người khác khi người bị hại không yêu cầu hay không? Khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ nào? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!
Cho tôi hỏi khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì sau bao lâu Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu Thẩm phán đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà sau đó có đương sự không đồng ý thì đương sự có thể kháng cáo quyết định này hay không?
Con tôi bị kết án về tội cố ý gây thương tích, bản án đã có hiệu lực thì nay gia đình tôi mới phát hiện được trong bản án tuyên xử con tôi có vi phạm pháp luật nhờ vào cuộc nói chuyện với một người bạn. Vậy cho tôi hỏi giờ tôi có được làm đơn xin giám đốc thẩm cho con tôi hay không? Nếu được thì thủ tục thực hiện như thế nào?
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm được quy định như thế nào? Cho tôi hỏi thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm có bị giới hạn hay không? Có trường hợp nào thời hạn giám đốc thẩm không bị giới hạn mà có thể tiến hành bất cứ khi nào không?
Người bị kết án phải có mặt khi diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm? Tôi có thắc mắc liên quan đến phiên tòa giám đốc thẩm cần được tư vấn. Cụ thể, theo tôi biết giám đốc thẩm là sẽ xem xét lại bản án đã có hiệu lực nên sẽ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người bị kết án. Nếu vậy thì khi diễn ra phiên tòa giám đốc thẩm phải có mặt người bị kết án có đúng không? Quy định nào quy định vấn đề này?
Điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong vụ án dân sự là gì? Cho tôi hỏi có phải đối với những vụ án mà có tình tiết đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục rút gọn có đúng không?
Tôi là N.B.Duy, hiện tại tôi đang tìm hiểu những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự. Chính vì vậy, tôi muốn hỏi rằng những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự thì được các văn bản pháp luật nào quy định hiện hành?
71 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thì có được xem là người cao tuổi trong tố tụng hình sự không? Tôi có thắc mắc vê tuổi già trong tố tụng hình sự mong sớm được giải đáp. Tôi có được biết 1 trường hợp phạm tội. Trong lúc phạm tội thì người này đã 71 tuổi. Với trường hợp trên thì người này có được xem là người già trong tố tụng hình sự không? Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 điều khoản nào quy định về tuổi của "người già"? Mong sớm được giải đáp thắc mắc?
Có được ủy quyền cho kiểm sát viên làm người đại diện trong tố tụng dân sự hay không? Cụ thể, bố tôi đang là nguyên đơn trong vụ án dân sự nhưng hiện tại tình hình sức khỏe của ông ấy không được tốt nên phải nhập viện thời gian dài. Vì thế, bố tôi đã ủy quyền cho anh trai tôi tham gia tố tụng cho đến khi vụ án được giải quyết xong. Thế nhưng tòa án lại không chấp nhận vì lý do anh tôi làm nghề Kiểm sát viên. Do đó, tôi muốn biết tòa án làm vậy có đúng không? Theo quy định pháp luật thì kiểm sát viên có được làm người đại diện trong tố tụng dân sự hay không?
Tôi có thắc mắc liên quan đến thời gian tạm ngừng phiên tòa vụ án dân sự cụ thể: Nếu nguyên đơn vì do sức khỏe nên không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nên tòa án đã quyết định tạm ngừng phiên tòa. Nhưng nếu hết thời gian tạm ngừng phiên tòa mà sức khỏe của nguyên đơn vẫn không được khắc phục thì thời gian tạm ngừng phiên tòa có được gia hạn thêm không?