Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như thế nào? Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định ra sao?

Bà ngoại tôi có đứng tên 2 quyền sử dụng đất như sau: 1. Quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa) khoảng 12.000 m2. 2. Quyền sử dụng đất ở (đất thổ cư) khoảng 900 m2 Ngoại tôi đã mất cách đây 2 năm, khi mất bà cũng không để lại bất cứ di chúc nào. Bà ngoại tôi có tổng cộng 6 người con (4 gái, 2 trai). Hiện tại các người con đều thống nhất đồng ý chia đều 2 quyền sử dụng đất nêu trên cho 3 người con là người con gái thứ 4, người con trai thứ 6 và người con trai út. Như vậy có phân chia được hay không? Những người không nhận thừa kế thì phải làm gì? Nếu được thì trình tự, thủ tục để thực hiện như thế nào? - câu hỏi của anh Khải Đăng đến từ Phú Yên.

Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Theo thông tin anh nêu thì các phần đất của bà anh đã có GCNQSDĐ (bà anh đứng tên của bà trên GCN này), vậy thì việc phân chia di sản ở đây chỉ đơn giản là việc các bên ra phòng công chứng để làm và công chứng biên bản phân chia di sản thừa kế.

Người làm biên bản ở đây sẽ là những người con của bà còn sống khi bà mất, những người cháu là con của con bà đã mất trước khi bà mất (thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015).

Khi đi làm biên bản thì sẽ cần các tài liệu chứng minh mối quan hệ với người chết (khai sinh, của các con, hộ khẩu), giấy khai tử của bà và GCN QSDĐ.

Việc này thực tế rất đơn giản, chủ yếu chỉ là mang hồ sơ đầy đủ để đơn vị công chứng kiểm tra tính chính xác, nếu có thắc mắc thì anh có thể hỏi đơn vị công chứng để họ tư vấn (đơn vị công chứng sẽ thu phí dịch vụ khi công chứng, chứ không phải là cơ quan nhà nước, do đó anh không cần lo lắng về thái độ của họ).

Còn sau khi đã làm biên bản phân chia di sản thừa kế thì những người được chia sẽ mang biên bản này đến văn phòng đăng ký đất đai để đăng ký biến động QSDĐ theo quy định:

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
...
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp "dồn điền đổi thửa"; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: "Nhận ... (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) ...m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là ... m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là ... m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)";
b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
đ) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Khi đi anh có thể mang biên bản phân chia di sản thừa kế, kèm theo GCN và giấy tờ tùy thân đến văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký biến động, đơn đăng ký biến động theo mẫu số 4 ban hành kèm văn bản trên.

Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như thế nào? Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định ra sao?

Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như thế nào? Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định ra sao?

Điều kiện để người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản thừa kế là gì?

Về trường hợp những người không nhận di sản. Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản, cụ thể:

Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Thẩm quyền công chứng, chức thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định ra sao?

Người có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế được lựa chọn việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã bất kỳ, cụ thể như sau:

Theo Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định:

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

Bên cạnh đó, Điều 42 Luật Công chứng 2014 cũng có quy định:

Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Như vậy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể được thực hiện tại bất kỳ phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.

- Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

Theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.

Đồng thời khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Tải về mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2023: Tại Đây

Di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy quyền ký văn bản khai nhận di sản thừa kế được không?
Pháp luật
Cán bộ, công chức có được nhận đất nông nghiệp mục đích sử dụng trồng lúa là di sản thừa kế của bố mẹ không?
Pháp luật
Đất nông nghiệp cấp cho hộ gia đình thì chia thừa kế như thế nào? Và cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp?
Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Con nuôi không có đăng ký có được thừa kế theo pháp luật không?
Pháp luật
Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Mẹ có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?
Pháp luật
Có thể khiếu nại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong trường hợp sau khi chia mới biết di sản là đất đã có quyết định thu hồi không?
Pháp luật
Văn bản khai nhận thừa kế nhà đất có phải công chứng không? Lệ phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là bao nhiêu?
Pháp luật
Án lệ số 72/2024/AL về việc xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp di chúc không thể hiện diện tích đất cụ thể ra sao?
Pháp luật
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất hiện nay như thế nào? Khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế thì Tòa án có thụ lý, giải quyết tranh chấp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
11,666 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào