Thủ tục sáp nhập hợp tác xã theo quy định hiện nay như thế nào? Sau khi sáp nhập có phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?
Quyết định sáp nhập hợp tác xã được thông qua khi nào?
Theo khoản 13 Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên như sau:
"Điều 32. Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên
Đại hội thành viên quyết định các nội dung sau đây:
...
13. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
..."
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc biểu quyết trong đại hội thành viên cụ thể như sau:
"1. Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:
a) Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã."
Như vậy, để thông qua quyết định sáp nhập hợp tác xã cần phải được ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt của đại hội thành viên biểu quyết tán thành.
Thủ tục sáp nhập hợp tác xã
Thủ tục sáp nhập hợp tác xã theo quy định hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
- Một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác; một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một liên hiệp hợp tác xã khác;
- Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;
- Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi sáp nhập phải đăng ký thay đổi theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Theo đó, sau khi sáp nhập, hợp tác xã sẽ phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo Điều 28 của Luật này.
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã tại Điều 28 Luật Hợp tác xã 2012 được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT) như sau:
(1) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hợp tác xã có thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật thì hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã;
- Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã. Nếu không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
(2) Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi hợp tác xã đã đăng ký thì hợp tác xã đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã và gửi thông tin đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi trước đây hợp tác xã đăng ký.
- Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, hợp tác xã phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã.
Như vậy, thủ tục sáp nhập và đăng ký thay đổi đổi với cơ quan nhà nước khi tiến hành sáp nhập hợp tác xã sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Hợp tác xã bị sáp nhập có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
"Điều 56. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Giải thể, phá sản, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
..."
Như vậy, hợp tác xã bị sáp nhập thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?