Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?
- Cơ quan lãnh sự do người đứng đầu là viên chức lãnh sự danh dự có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin để liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình không?
- Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?
- Viên chức lãnh sự danh dự có được tự do liên lạc với công dân của Nước cử trên lãnh thổ Nước tiếp nhận không?
Cơ quan lãnh sự do người đứng đầu là viên chức lãnh sự danh dự có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin để liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
1. Các Điều 28, 29, 30, 34, 35, 36, 37, 38 và 39, khoản 3 của Điều 54 và các khoản 2 và 3 Điều 55 sẽ áp dụng đối với các cơ quan lãnh sự do một viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu. Ngoài ra, những sự dễ dàng, quyền ưu đãi và miễn trừ của những cơ quan lãnh sự này sẽ do các Điều 59, 60, 61, và 62 điều chỉnh.
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 35 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Tự do liên lạc
1. Nước tiếp nhận cho phép và bảo vệ sự tự do liên lạc của cơ quan lãnh sự vì mọi mục đích chính thức. Trong việc liên lạc với Chính phủ, với các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan lãnh sự khác của Nước cử đóng ở bất cứ chỗ nào, cơ quan lãnh sự có thể dùng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao hoặc túi lãnh sự và điện mật mã. Tuy nhiên, cơ quan lãnh sự chỉ có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin khi được Nước tiếp nhận đồng ý.
...
Theo đó, cơ quan lãnh sự do người đứng đầu là viên chức lãnh sự danh dự có thể đặt và dùng máy vô tuyến điện phát tin để liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình chỉ khi được Nước tiếp nhận đồng ý.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình có phải bất khả xâm phạm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Tự do liên lạc
...
2. Thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.
3. Túi lãnh sự không bị mở ra hoặc giữ lại. Tuy nhiên, nếu các nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận có lý do chính đáng để tin rằng túi có chứa những đồ vật khác ngoài thư từ, tài liệu hay các đồ vật nêu ở khoản 4 Điều này, thì họ có thể yêu cầu một người đại diện có thẩm quyền của Nước cử mở túi trước mặt họ. Nếu các nhà chức trách Nước cử từ chối yêu cầu thì túi sẽ phải gửi trả về nơi xuất phát.
4. Các gói tạo thành túi lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng chỉ tính chất của gói đó và chỉ được chứa thư từ và tài liệu chính thức.
...
Như vậy, thư từ chính thức của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu liên lạc với cơ quan ngoại giao của nước mình là bất khả xâm phạm. Thư từ chính thức nghĩa là mọi thư từ liên quan đến cơ quan lãnh sự và chức năng của cơ quan đó.
Viên chức lãnh sự danh dự có được tự do liên lạc với công dân của Nước cử trên lãnh thổ Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 và điểm a khoản 1 Điều 36 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử
1. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thi hành các chức năng lãnh sự liên quan đến công dân Nước cử:
a) Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;
b) Nếu đương sự yêu cầu, nhà chức trách có thẩm quyền của Nước tiếp nhận sẽ báo ngay cho cơ quan lãnh sự của Nước cử biết là trong khu vực lãnh sự của cơ quan này có công dân của Nước cử bị bắt, bị tù, bị tạm giam chờ xét xử hoặc bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào khác. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ chuyển ngay mọi thông tin mà người bị bắt, bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ gửi cho cơ quan lãnh sự. Nhà chức trách nói trên cũng sẽ báo ngay cho đương sự biết những quyền mà họ được hưởng theo mục này;
c) Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của Nước cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.
...
Theo đó, viên chức lãnh sự danh dự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ.
Công dân Nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự danh dự của Nước cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?