Thủ trưởng cơ quan nhà nước được tự điều chỉnh số kinh phí được giao hay không? Kinh phí quản lý hành chính được giao cho cơ quan nhà nước được phép tăng lên không?
Kinh phí được giao cho cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ vào những nội dung gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV, nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ của cơ quan nhà nước được quy định cụ thể như sau:
Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
...
5. Nội dung chi kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ:
a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
b) Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
c) Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam;
d) Các khoản chi đặc thù phát sinh thường xuyên hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ giao dự toán thực hiện;
đ) Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định (ngoài kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này);
e) Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định;
g) Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác;"
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những nội dung chi khi cơ quan nhà nước được giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ.
Thủ trưởng cơ quan nhà nước được tự điều chỉnh số kinh phí được giao hay không?
Thủ trưởng cơ quan nhà nước được tự điều chỉnh số kinh phí được giao hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định việc sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ như sau:
Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
...
6. Sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ:
Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.
b) Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của cơ quan nhưng không được vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp quy định khung mức chi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan Trung ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định). Trường hợp các hoạt động đặc thù chưa được quy định tại các văn bản pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng quyết định mức chi tương ứng với các công việc của các lĩnh vực tương tự đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không được vượt quá định mức chi đã quy định và phải được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc phải được Thủ trưởng cơ quan quyết định bằng văn bản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ;
Việc quyết định các mức chi được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này và thực hiện quản lý, giám sát chi tiêu theo Quy chế đã ban hành.
c) Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính, gồm:
- Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Thanh toán khoán theo định mức phân bổ kinh phí xây dựng văn bản tính trên văn bản hoàn thành quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 2/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
- Chi công tác phí: Thanh toán theo mức khoán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại; thủ tục chứng từ quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chi tiền điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức danh lãnh đạo: Thực hiện thanh toán cho các chức danh lãnh đạo theo mức khoán quy định tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 sửa đổi Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại ban hành tại Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ;
- Chi văn phòng phẩm: Đơn vị căn cứ vào mức kinh phí thực hiện của năm trước liền kề, xây dựng mức khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìa tài liệu... ) theo đơn vị (Cục, Vụ, Phòng, Ban... chuyên môn), theo từng cá nhân, theo tháng, quý hoặc năm để thực hiện khoán.
d) Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư này.
đ) Được chuyển kinh phí giao tự chủ cuối năm chưa sử dụng hết sang năm sau tiếp tục sử dụng (đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện) và phải chi tiết theo từng nhiệm vụ tiếp tục thực hiện vào năm sau.
e) Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi, không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại. Đối với những mức chi chưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ công việc thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng các mức chi tương ứng với các công việc tương tự đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
g) Đối với các khoản thu khác (ngoài thu phí, lệ phí được để lại): Cơ quan sử dụng các khoản thu khác theo đúng nội dung chi, mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn thu đó. Trường hợp mức chi chưa có quy định nhưng cần thiết để phục vụ công việc thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng các mức chi tương ứng với các công việc tương tự đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, hoặc phải được Thủ trưởng cơ quan quyết định bằng văn bản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan nhà nước được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.
Kinh phí quản lý hành chính được giao cho cơ quan nhà nước được phép tăng lên không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV, nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm như sau:
Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Không tăng kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
3. Quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động."
Như vậy, một trong những nguyên tắc khi thực hiện chế độ tự chủ tại cơ quan nhà nước là không tăng kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?