Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được Bộ trưởng giao ký thay các văn bản nào?
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được Bộ trưởng giao ký thay các văn bản nào?
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng:
...
i) Thay mặt Bộ trưởng ký các văn bản thuộc lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết và các văn bản do Bộ trưởng uỷ quyền quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này.
...
Dẫn chiếu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
Quy định về việc ký các văn bản
...
2. Thứ trưởng được Bộ trưởng giao ký thay các văn bản:
a) Một số văn bản quy định tại khoản 1 Điều này theo lĩnh vực do Bộ trưởng phân công phụ trách.
b) Quyết định cá biệt, quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổng quyết toán, quyết toán các hạng mục công trình, dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị theo quy định về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý tài sản công của Nhà nước và của Bộ, thanh lý tài sản cố định và các văn bản xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
...
Theo quy định nêu trên thì Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm thay mặt Bộ trưởng ký các văn bản thuộc lĩnh vực, công tác được phân công chỉ đạo, giải quyết và các văn bản do Bộ trưởng uỷ quyền dưới đây:
- Một số văn bản quy định tại khoản 1 Điều 29 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 theo lĩnh vực do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phân công phụ trách.
- Quyết định cá biệt, quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, tổng quyết toán, quyết toán các hạng mục công trình, dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị theo quy định về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý tài sản công của Nhà nước và của Bộ, thanh lý tài sản cố định và các văn bản xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được Bộ trưởng phân công phụ trách.
Khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông vắng mặt, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng bổ nhiệm được Bộ trưởng giao ký thay các văn bản nào? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền ký các văn bản nào?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền ký các văn bản được căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản quản lý hành chính của Bộ, các thoả thuận quốc tế, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật.
- Các văn bản trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt các dự án, đề án, văn bản, hiệp định được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền.
- Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ. Quyết định cử Lãnh đạo Bộ tham gia các ban, ủy ban, hội đồng; đi công tác, học tập trong và ngoài nước; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của Bộ.
- Văn bản uỷ quyền cho Chánh Văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Thanh tra, giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong khoảng thời gian xác định.
- Các văn bản quan trọng khác.
Thời hạn ban hành văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào?
Thời hạn ban hành văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông được căn cứ theo Điều 30 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017 như sau:
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Bộ có trách nhiệm gửi văn bản cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Bộ thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung đề án, công việc, Văn phòng Bộ phối hợp với đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để ban hành và phát hành văn bản hoặc thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Bộ tại cuộc họp.
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Bộ họp định kỳ hàng tháng, quý, Văn phòng Bộ phát hành thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Bộ tại cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?