Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là ai? Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao?
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là ai?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023) như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm
Thứ trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) là chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Bộ và là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
...
Theo quy định nêu trên thì Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Bộ và là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là ai? Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao? (Hình từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao có đúng không?
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn được căn cứ theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 98
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ký Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được quy định như thế nào?
Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 76/2009/QĐ-BNG như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng.
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng:
a) Các Thứ trưởng được nhân danh Bộ trưởng giải quyết các công việc trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn đối với lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
b) Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng tiến hành bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan và báo cáo Bộ trưởng về công việc bàn giao.
...
Căn cứ trên quy định về trách nhiệm giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao như sau:
- Các Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được nhân danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giải quyết các công việc trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn đối với lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
- Khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều chỉnh phân công giữa các Thứ trưởng Bộ Ngoại giao thì các Thứ trưởng tiến hành bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan và báo cáo Bộ trưởng về công việc bàn giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?