Thứ trưởng Bộ Công Thương là ai? Để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Công Thương là ai?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023) như sau:
1- Mục tiêu vị trí việc làm
Thứ trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) là chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Bộ và là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
...
Theo quy định nêu trên thì Thứ trưởng Bộ Công Thương là chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Bộ và là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Thứ trưởng Bộ Công Thương giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thứ trưởng và tương đương quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Năng lực cụ thể |
Nhóm năng lực chung | - Đạo đức và bản lĩnh - Tổ chức thực hiện công việc - Soạn thảo và ban hành văn bản - Giao tiếp ứng xử - Sử dụng công nghệ thông tin - Sử dụng ngoại ngữ |
Nhóm năng lực chuyên môn | - Tham mưu xây dựng văn bản - Hướng dẫn thực hiện văn bản - Kiểm tra thực hiện văn bản - Thẩm định văn bản - Tổ chức thực hiện văn bản |
Nhóm năng lực quản lý | - Tư duy chiến lược - Quản lý sự thay đổi - Ra quyết định - Quản lý nguồn lực - Phát triển nhân viên |
Thứ trưởng Bộ Công Thương là ai? Để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như thế nào? (Hình từ Internet)
Thứ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện những công việc gì?
Thứ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết những công việc được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
- Các Thứ trưởng Bộ Công Thương được Bộ trưởng phân công bằng văn bản, phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số cơ quan, đơn vị và được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực, địa bàn, đơn vị được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
Các Thứ trưởng Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền, không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
- Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương trước khi quyết định; thường xuyên báo cáo với Bộ trưởng về các công việc được giao phụ trách, chỉ đạo giải quyết.
- Khi Bộ trưởng Bộ Công Thương điều chỉnh sự phân công giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho Thứ trưởng được phân công và báo cáo Bộ trưởng.
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về toàn bộ nội dung và tiến độ xây dựng các đề án, chương trình công tác, văn bản quy phạm pháp luật được phân công theo dõi, chỉ đạo.
- Không giải quyết các công việc mà Bộ trưởng Bộ Công Thương không phân công hoặc ủy quyền.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ theo phân công, nếu có các vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Thứ trưởng khác phụ trách thì Thứ trưởng Bộ Công Thương được giao chủ trì giải quyết công việc cần chủ động phối hợp để giải quyết.
Trường hợp các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
- Thứ trưởng Bộ Công Thương đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo Bộ trưởng, trừ trường hợp được Bộ trưởng trực tiếp phân công.
+ Thứ trưởng nghỉ làm việc phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương, trong đó nghỉ từ 02 ngày làm việc trở lên phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công Thương (hoặc Lãnh đạo Bộ Công Thương được phân công ủy quyền).
+ Trong thời gian Thứ trưởng đi công tác hoặc vắng mặt, Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp giải quyết công việc đã phân công cho Thứ trưởng, hoặc phân công Thứ trưởng khác thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?