Thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 110/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc thu thập vân tay
1. Việc thu thập vân tay được thực hiện trực tiếp, một lần bằng thiết bị, phần mềm, vật tư chuyên dụng hoặc từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân đáp ứng được yêu cầu thu thập, số hóa, lưu trữ, chia sẻ vân tay trên hệ thống điện tử để phục vụ việc kiểm tra, xác định danh tính của một cá nhân trong cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.
2. Bảo đảm chính xác, đồng nhất giữa thông tin nhân thân của người được thu thập vân tay với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Ảnh vân tay thu thập của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau để nhận dạng tự động:
a) Tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 19794-4 với điểm chất lượng tối thiểu là 50;
b) Số điểm trích chọn đặc trưng tối thiểu 60 điểm;
c) Tâm của vân tay sai lệch với tâm của ảnh tối đa 32 điểm ảnh;
d) Mật độ ảnh phải đạt tối thiểu 500 điểm/inch;
đ) Ảnh được nén theo chuẩn WSQ;
e) Ảnh phải đạt 256 mức xám.
Theo đó, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- Việc thu thập vân tay được thực hiện trực tiếp, một lần bằng thiết bị, phần mềm, vật tư chuyên dụng hoặc từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân đáp ứng được yêu cầu thu thập, số hóa, lưu trữ, chia sẻ vân tay trên hệ thống điện tử để phục vụ việc kiểm tra, xác định danh tính của một cá nhân trong cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.
- Bảo đảm chính xác, đồng nhất giữa thông tin nhân thân của người được thu thập vân tay với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Ảnh vân tay thu thập của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử và người đăng ký xuất cảnh, nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau để nhận dạng tự động:
+ Tuân thủ tiêu chuẩn ISO/IEC 19794-4 với điểm chất lượng tối thiểu là 50;
+ Số điểm trích chọn đặc trưng tối thiểu 60 điểm;
+ Tâm của vân tay sai lệch với tâm của ảnh tối đa 32 điểm ảnh;
+ Mật độ ảnh phải đạt tối thiểu 500 điểm/inch;
+ Ảnh được nén theo chuẩn WSQ;
+ Ảnh phải đạt 256 mức xám.
Thu thập vân tay (Hình từ Internet)
Quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 110/2020/TT-BCA quy định cụ thể:
- Vân tay được thu thập bằng máy quét chuyên dùng thì thực hiện như sau:
+ Thu thập vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái; vân tay lăn 10 ngón.
+ Trường hợp nếu không thu thập được đủ 10 vân tay thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu thập được.
- Trường hợp vân tay thu thập được theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này không bảo đảm tiêu chuẩn để phục vụ việc nhận dạng tự động thì thực hiện thu thập vân tay bằng cách lăn mực, sau đó được quét lại để lưu trữ hoặc khai thác từ Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân (nếu có) và ghi chú cụ thể trong hồ sơ thu thập vân tay.
- Quy trình thu thập vân tay quy định tại khoản 1, 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp không thể thu thập được vân tay nào để phục vụ nhận dạng tự động.
- Cán bộ thu thập vân tay phải ghi chú và ký xác nhận, chịu trách nhiệm về dữ liệu của các vân tay thu thập được hoặc lý do không thể thu thập được.
Dữ liệu vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử được lưu trữ như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 110/2020/TT-BCA quy định như sau:
Lưu trữ dữ liệu vân tay
1. Dữ liệu vân tay được lưu trữ trên hệ thống điện tử dưới dạng ảnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
2. Việc lưu trữ dữ liệu vân tay theo cơ chế bảo mật thông tin cá nhân và đáp ứng khả năng truy cập, khai thác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Dữ liệu vân tay được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 Thông tư này và Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Theo đó, dữ liệu vân tay được lưu trữ trên hệ thống điện tử dưới dạng ảnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Việc lưu trữ dữ liệu vân tay theo cơ chế bảo mật thông tin cá nhân và đáp ứng khả năng truy cập, khai thác của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Dữ liệu vân tay được lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận Tờ khai cấp hộ chiếu thu thập vân tay, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu nơi có cổng kiểm soát tự động tổ chức thu thập vân tay và Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?