Thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện cần phải kéo dài trong thời gian bao lâu?
Thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện là gì?
Thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện được quy định tại tiểu mục 3.15 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-3:2020 (IEC TS 61724-3:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 3: Phương pháp đánh giá năng lượng như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
...
3.15
Thử nghiệm (test)
Thử nghiệm so sánh đầu ra đo được của một hệ thống PV trong một khoảng thời gian kéo dài với đầu ra được dự kiến cho hệ thống PV đối với một tập hợp các điều kiện thời tiết đo được được xác định trong tiêu chuẩn này (xem 3.4).
3.16
Mô hình (model)
Mô hình mô phỏng được sử dụng để tính toán cả phát PV dự đoán và dự kiến từ dữ liệu thời tiết. Mô hình này cũng được sử dụng để tính toán năng lượng dự kiến trong các thời điểm không khả dụng.
...
Như vậy, thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện là việc thử nghiệm so sánh đầu ra đo được của một hệ thống quang điện trong một khoảng thời gian kéo dài với đầu ra được dự kiến cho hệ thống quang điện đối với một tập hợp các điều kiện thời tiết đo được được xác định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-3:2020 (IEC TS 61724-3:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 3: Phương pháp đánh giá năng lượng.
Thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện là gì? (Hình từ Internet)
Thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện cần phải kéo dài trong thời gian bao lâu?
Thời gian thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-3:2020 (IEC TS 61724-3:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 3: Phương pháp đánh giá năng lượng như sau:
Phạm vi thử nghiệm, chu trình và khoảng thời gian thử nghiệm
...
Một số môđun PV có sự thay đổi tính năng có thể đo được trong vòng hàng giờ hoặc hàng ngày khi lắp đặt tại hiện trường; một số khác thì không. Việc bắt đầu thử nghiệm cần được thỏa thuận giữa các bên tham gia theo hướng dẫn của nhà sản xuất về số ngày phơi bức xạ cần thiết để nhà máy đạt được tính năng đã lập mô hình cùng với các mô tả chi tiết về ngày lắp đặt và kết nối thực tế. Các giả định về sự suy giảm cần được thỏa thuận bởi tất cả các bên tham gia và lập tài liệu như một phần trong bản mô tả mô hình.
Khuyến cáo rằng thử nghiệm cần kéo dài 365 ngày. Kỳ thử nghiệm thực cần được thỏa thuận trước. Nếu thử nghiệm không được liên tục trong đầy đủ một năm thì các biến đổi theo mùa (bao gồm che bóng, phổ, nhiệt độ và gió) có thể gây sai lệch tính năng so với tính năng có thể thu được trong toàn bộ một năm.
Thước đo tính năng, chỉ số tính năng năng lượng trong vận hành, chỉ được báo cáo trong các thời điểm khi bộ nghịch lưu và các thành phần khác đang kết nối. Năng lượng dự kiến trong các thời điểm khi bộ nghịch lưu và các thành phần khác ngắt kết nối được định lượng trong thước đo độ không khả dụng năng lượng. Thước đo độ không khả dụng năng lượng có thể được chia thêm thành các trường hợp với nguyên nhân bên trong và bên ngoài, như được thỏa thuận bởi các bên tham gia thử nghiệm.
...
Như vậy, theo khuyến cáo thì thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện cần phải kéo dài 365 ngày. Kỳ thử nghiệm thực cần được thỏa thuận trước.
Nếu thử nghiệm không được liên tục trong đầy đủ một năm thì các biến đổi theo mùa (bao gồm che bóng, phổ, nhiệt độ và gió) có thể gây sai lệch tính năng so với tính năng có thể thu được trong toàn bộ một năm.
Việc lập tài liệu quy trình thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện được quy định thế nào?
Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-3:2020 (IEC TS 61724-3:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 3: Phương pháp đánh giá năng lượng quy định, việc lập tài liệu quy trình thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện được hướng dẫn cụ thể như sau:
- Trước khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm đánh giá năng lượng của hệ thống quang điện cần xác định một kế hoạch thử nghiệm chi tiết và cụ thể đối với từng ứng dụng của thử nghiệm.
- Quy trình thử nghiệm này bao gồm tất các yêu cầu và thỏa thuận cụ thể về thực hiện thử nghiệm và rút gọn dữ liệu.
- Tất cả các bên tham gia thử nghiệm có đủ cơ hội để xem xét và phê duyệt quy trình thử nghiệm này.
- Khuyến cáo rằng việc lập tài liệu quy trình thử nghiệm bao gồm các phần sau:
(1) Mục đích;
(2) Các giá trị đảm bảo và cơ sở để đảm bảo hoặc dự đoán tính năng
(3) Lịch trình thử nghiệm;
(4) Các bên tham gia thử nghiệm và các vai trò, trách nhiệm tương ứng đối với mô tả chi tiết việc lắp đặt, vận hành, và phân tích dữ liệu, bao gồm trách nhiệm về:
- Hiệu chuẩn.
- Chất lượng dữ liệu liên tục.
- Làm sạch các cảm biến;
- Làm sạch dàn;
- Phát hiện các vấn đề hệ thống;
- Giải quyết các vấn đề hệ thống;
- Xác định các cắt giảm điện năng (nếu có);
- Phân tích dữ liệu;
- Viết/xem xét lại báo cáo cuối cùng;
- Các vai trò liên quan khác.
(5) Các yêu cầu vận hành và bảo trì nhà máy.
(6) Thiết bị đo.
(7) Phân tích độ không đảm bảo đo trước thử nghiệm.
(8) Các phương pháp chi tiết về xử lý dữ liệu và rút gọn dữ liệu.
(9) Các tiêu chí đối với một thử nghiệm thành công.
(10) Các tờ thông số kỹ thuật của thiết bị đo và giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
(11) Phụ lục dữ liệu khí tượng lịch sử.
(12) Phụ lục tổng hợp dữ liệu phân tích và đo được, bao gồm dữ liệu đã được thay thế trong mỗi kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?